Ứng dụng dưỡng sinh trong chăm sóc và điều trị bệnh tăng huyết áp 

Ở Châu Âu và Bắc Mĩ, tỉ lệ người lớn mắc bệnh tăng huyết áp từ 15 – 20%. Ở Việt Nam tỉ lệ đó khoảng 6 - 12%, số người mắc bệnh khoảng năm triệu. Trong hầu hết các ca bệnh, người ta không tìm thấy nguyên nhân chính xác nào; khi đó gọi là bệnh tăng huyết áp, hay tăng huyết áp nguyên phát. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được. Kiểm soát được huyết áp là rất quan trọng, vì nếu không, tăng huyết áp có thể dẫn đến dầy thất trái, đột qụy, suy thận …

Bệnh tăng huyết áp là một bệnh có liên quan đến cơ chế tích tuổi, đến sự căng thẳng thần kinh. Sự chăm sóc điều trị đúng cách phải duy trì hàng chục năm; bao gồm phương pháp không dùng thuốc kết hợp với dùng thuốc khi cần thiết.

* Nguyên tắc điều trị chung:

- Kiêng cữ, luyện tập và  dinh dưỡng:

+  Giảm muối, giảm mỡ; Nên dùng dầu thực vật, nhiều rau trái, ăn lạt;

+  Bỏ thuốc lá, cà phê, rượu. 

+  Tránh làm việc quá sức về thể xác và tinh thần. ;

+  Luyện thần kinh chống stress, cảm xúc âm tính.;

+  Nên vận động nhẹ nhàng, tránh bất động, ngồi lâu. Chế độ dinh dưỡng và luyện tập như trên có thể ổn định HA ở thể nhẹ (số tối thiểu từ 90-100 mmHg)

- Dùng thuốc

- Theo dõi HA thường xuyên, định kỳ và điều trị suốt đời để tránh diễn tiến đến tăng HA ác tính, hoặc tai biến.

* Kết hợp dưỡng sinh trong điều trị tăng huyết áp:

1. Thư giãn, 15’-30’ x 2 lần / ngày.

- Bài tập thư giãn giúp chống căng thẳng thần kinh, chống stress.                                      

 2. Thở 4 thời có kê mông. 20 hơi thở x 2-3 lần/ ngày.

- Thở 4 thời có kê mông có tác dụng quân bình thần kinh, quân bình hai quá trình hưng phấn và ức chế; Trong khi luyện thở 4 thời có kê mông và giơ chân, hưng phấn sẽ tập trung vào trung tâm hô hấp, các trung tâm khác của vỏ não sẽ ở vào trạng thái ức chế, cảm xúc âm tính sẽ giảm khả năng kích thích để gây nên phản xạ bệnh lý, (nguyên lý ưu thế của Utomski); Đồng thời khi luyện điều hòa nhịp thở, luyện cân bằng hưng phấn, ức chế, các phản xạ điều hòa cơ thể sẽ hoạt động tốt hơn, nhất là hoạt động của hệ thần kinh thực vật sẽ được điều chỉnh và tăng cường.

- Khi tập luyện thành thạo và đều đặn, sẽ tạo nên một phản xạ có điều kiện mới, có khả năng ức chế hoặc dập tắt ổ kích thích ứ đọng bệnh lý do cảm xúc âm tính kéo dài tạo nên.

-  Cơ chế tự  điều hòa tuần hoàn ngọai biên, vớí trung tâm vận mạch và áp cảm thụ quan ( cơ chế TK ), có thể tham gia giải thích hiện tượng huyết áp hạ sau khi tập thở 4 thời.

Khi luyện thở hít vào sâu tối đa, áp suất ở phổi và lồng ngực âm nhất, máu sẽ về tim, phổi nhiều nhất, sẽ kích thích các áp cảm thụ quan ở tim và phổi, gây dãn mạch và giảm huyết áp.

3.  Vặn cột sống 5 hơi thở mỗi bên, mỗi ngày 2 đến 3 lần.

- Động tác Vặn cột sống giúp khí huyết lưu thông tot vùng thắt lưng, lưng trên, tác động  vào các huyệt Tâm du, Can du, Thận du, Tỳ du, giải quyết khâu khí huyết rối loạn, suy kém các tạng tâm, can, thận, tỳ; những tạng này theo y học cổ truyền có liên quan đến các triệu chứng trong bệnh tăng huyết áp.

Động tác Ngồi hoa sen 5 hơi thở x 2 lần / ngày.

- Bài tập thư giãn, thở 4 thời, ngồi hoa sen đều có tác dụng chung là ổn định thần kinh trung ương; Thư giãn luyện quá trình âm, quá trình ức chế, giảm căng thẳng thần kinh; Khí công 4 thời luyện quân bình âm dương, quân bình thần kinh hưng phấn ức chế; ngồi hoa sen có tác dụng tập trung tư tưởng, giúp tinh thần bớt rối loạn, căng thẳng.

Ghi nhớ:

Các động tác dưỡng sinh này áp dụng được trong các giai đoạn của bệnh tăng huyết áp; trừ trường hợp bệnh nhân bị tai biến, hôn mê, rối loạn tri giác hoặc có chống chỉ định tập các động tác dưỡng sinh như gẫy xương sườn, viêm phổi …

Kiêng cữ: tương, chao, mắm, mỡ, cà phê, thuốc lá, lao tâm, lao lực.

Nên dùng: dầu thực vật, ăn nhạt, rau trái.

(theo t4ghcm.org.vn)

 

1603 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập