Phòng tránh đợt cấp phổi tắc nghẽn mạn tính. 

Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình, hiện nay đang quản lý, khám các bệnh mạn tính như: Tim Mạch, Đái tháo đường, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, bệnh về máu... và số người bệnh mắc COPD chiếm tỷ lệ khoảng 20% trong các bệnh quản lý tại bệnh viện.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh hô hấp thường gặp, có thể phòng và điều trị được. Bệnh thường gặp ở người trên 40 tuổi có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm (cả chủ động và thụ động), hoặc tiếp xúc với khí độc hại như: khói bếp, ô nhiễm môi trường…hoặc có tiền sử nhiễm khuẩn hô hấp tái diễn. Các triệu chứng phổ biến của bệnh là : ho khạc đờm mạn tính và khó thở tiến triển nặng dần theo thời gian.

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là diễn tiến tự nhiên của bệnh mà hầu hết bệnh nhân COPD sẽ trải qua, biểu hiện bằng sự  tăng lên các triệu chứng: ho, khó thở hoặc kết hợp với thay đổi số lượng, tính chất, màu sắc của đờm so với hàng ngày và đòi hỏi phải thay đổi thuốc điều trị như: tăng liều thuốc giãn phế quản, dùng kháng sinh hoặc Corticosteroid ( tùy mức độ nặng của đợt cấp). Các đợt cấp có thể kéo dài vài ngày, thậm chí vài tuần. Đợt cấp mức độ nặng có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính dẫn đến các hậu quả như: suy giảm chất lượng cuộc sống, suy giảm chức năng hô hấp, tăng tỷ lệ tử vong, tăng chi phí y tế.

Theo WHO, năm 2019 bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba trên toàn thế giới và gây ra 3,23 triệu ca tử vong. Với sự gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá tại các nước đang phát triển và sự già hóa dân số ở những quốc gia phát triển, tỷ lệ mắc BPTNMT được dự đoán sẽ tăng cao trong những năm tới và đến năm 2030 ước tính có trên 4,5 triệu trường hợp tử vong hàng năm do BPTNMT và các rối loạn liên quan.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là do nhiễm trùng ( nhiễm vi khuẩn, virus): chiếm tới 70-80%. Ngoài ra còn do nguyên nhân không liên quan đến nhiễm trùng, như: ô nhiễm môi trường, không tuân thủ điều trị, giảm nhiệt độ môi trường đột ngột, dùng thuốc an thần. Bên cạnh đó, có khoảng 1/3 các trường hợp đợt cấp không tìm thấy nguyên nhân.

Trong những tháng mùa đông - xuân ở miền Bắc, Việt Nam, thời tiết thường xuyên thay đổi, có các đợt không khí lạnh tràn về, là yếu tố nguy cơ dẫn đến gia tăng các đợt cấp ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Để phòng tránh đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh nhân cần lưu ý thực hiện các biện pháp sau:

* Các biện pháp không dùng thuốc:

- Tránh các yếu tố nguy cơ: Cai thuốc lá đóng vai trò rất quan trọng trong dự phòng đợt cấp; tránh tiếp xúc với khói bụi, khí độc hại (khói từ lò sưởi, bếp than củi, bếp dầu, nến thơm, khói hương)…

- Giữ độ ẩm nơi ở và nơi làm việc ở mức an toàn, ngăn ngừa nấm mốc và vi trùng phát triển. Những ngày độ ẩm cao có thể sử dụng máy hút ẩm, hoặc tạo môi trường thông thoáng, vệ sinh tùy từng điều kiện cụ thể của mỗi gia đình. Vệ sinh nơi ở, tạo môi trường thông thoáng, hạn chế bụi nhà, lông súc vật và ẩm mốc.

- Giữ ấm cơ thể, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: Mặc đủ ấm,làm ấm người trước khi làm việc như: vận động tại chỗ vào buổi sáng trước khi ra ngoài trời lạnh, che kín miệng và tránh hít không khí khô lạnh. Khi thời tiết lạnh, nên hạn chế ra ngoài đường, duy trì các bài tập trong nhà phù hợp với mức độ nặng của bệnh nhân.

- Uống đủ nước và dinh dưỡng đầy đủ.

- Tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh hô hấp cấp tính như: cúm, Covid…

- Vệ sinh mũi họng.

- Tập phục hồi chức năng hô hấp: nên được áp dụng cho tất cả các bệnh nhân COPD, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và tình trạng khó thở, giảm nguy cơ nhập viện. Các bài tập phục hồi chức năng hô hấp: các bài tập thở, các bài tập cơ hô hấp, bài tập tăng sức mạnh, sức bền cơ ngoại biên…

* Các biện pháp dự phòng dùng thuốc:

- Tiêm phòng vacxin: Các vacxin được khuyến cáo tiêm phòng : vacxin cúm, phế cầu, ho gà, covid 19 theo lịch khuyến cáo. Tiêm phòng vacxin giúp giảm tần suất đợt cấp COPD, giảm mức độ nặng, tỷ lệ tử vong.

- Tuân thủ điều trị : COPD là bệnh mãn tính, cần điều trị suốt đời. Người bệnh COPD cần tuân thủ điều trị: dùng thuốc xịt , hít đều đặn theo hướng dẫn, xịt thuốc đúng cách. Ngoài ra cần điều trị cả các bệnh đồng mặc nếu có . Khi có các triệu chứng của đợt cấp, người bệnh cần đến cơ sở y tế khám để được hướng dẫn điều trị phù hợp.

Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình, hiện nay đang quản lý, khám các bệnh mạn tính như: Tim Mạch, Đái tháo đường, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, bệnh về máu... và số người bệnh mắc COPD chiếm tỷ lệ khoảng 20% trong các bệnh quản lý tại bệnh viện.

Đo chức năng hô hấp cho BN

BN chạy khí dung tại khoa Nội hô hấp

Thực hiện chọc sinh thiết màng phổi cho BN

Bệnh nhân COPD được quản lý và điều trị ngoại trú bệnh tại phòng quản lý bệnh COPD của khoa Khám bệnh; được dùng thuốc dự phòng từ nguồn Bảo hiểm y tếđược quản lý nâng cao kiến thức điều trị phòng chống bệnh.

Khi bệnh nhân không đáp ứng với điều điều trị ngoại trú, có các dấu hiệu khó thở tăng lên, ho khạc đờm đục, sốt; có các bệnh lý khác kèm theo cần nhập viện điều trị tại khoa Nội hô hấp.

Khoa Nội hô hấp

666 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập