Cảnh báo Đột quỵ trong thời tiết lạnh đột ngột. 

Để phòng tránh đột quỵ xảy ra, nhất là lúc thời điểm giao mùa, thời tiết lạnh đột ngột, việc tầm soát đột quỵ đóng vai trò quan trọng.

Trong mấy ngày gần đây, thời tiết trở lạnh đột ngột, rét đậm ảnh hưởng đến hầu hết đến khu vực Bắc bộ, Bắc Trung bộ.

Lạnh đột ngột làm cho các mạch máu co lại, tuyến thượng thận sẽ tăng tiết catecholamine trong máu dẫn đến co mạch ngoại vi, dẫn tới tăng huyết áp, gây xuất huyết não. Bên cạnh đó, đường trong gan sẽ được huy động tăng cường để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Vào mùa đông, mọi người cũng thường ăn uống nhiều hơn, đặc biệt là chất béo để dự trữ năng lượng nhiều hơn. Vận động ít hơn và uống nước ít hơn trong mùa đông cũng dễ làm tăng huyết áp, độ nhớt (quánh) của máu, tuần hoàn máu kém và tăng nguy cơ đột quỵ.

Nhất là ờ người lớn tuổi, mắc sẵn các bệnh nền như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, béo phì, cao cholesterol… Những người đang có yếu tố tiềm ẩn phình mạch, thành mạch ở não đã bị tổn thương; rất dễ vỡ mạch gây xuất huyết não.

Tại khoa Đột quỵ - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình, tỷ lệ bệnh nhân tăng, thường xuyên có khoảng trên dưới 40 bệnh nhân điều trị trong ngày. Nhiều bệnh nhân vào viện trong tình trạng nặng có kèm theo các biến chứng như viêm phổi, xẹp phổi, rối loạn nuốt…một số bệnh nhân xuất huyết não nặng.

Trường hợp bệnh nhân nữ 64 tuổi (địa chỉ xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) vào viện ngày 25/2/2024 với tình trạng lơ mơ, gọi hỏi đáp ứng ý thức kém, đại tiểu tiện không tự chủ, nôn nhiều, liệt ½ người phải. Được các bác sỹ thăm khám, cho chụp cắt lớp vi tính chẩn đoán: Xuất huyết não. Bệnh nhân được điều trị tích cực, thở oxy, theo dõi kiểm soát huyết áp, ăn qua sonde, chống phù não, dinh dưỡng não. Sau 6 ngày điều trị bệnh nhân ổn định, tỉnh hoàn toàn, tự ăn uống được; tiếp tục phối hợp phục hồi chức năng.

Theo người nhà cho biết: bệnh nhân không kiểm tra sức khỏe thường xuyên, khi nhập viện mới biết tình trạng bị huyết áp cao.

Bệnh nhân Sau 6 ngày điều trị bệnh nhân ổn định, tỉnh hoàn toàn, tự ăn uống được; tiếp tục phối hợp phục hồi chức năng.

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây đột quỵ mà người bệnh không tự mình phát hiện ra được. Để phòng tránh đột quỵ xảy ra, nhất là lúc thời điểm giao mùa, thời tiết lạnh đột ngột, việc tầm soát đột quỵ đóng vai trò quan trọng. Trong đó cần chú ý đến một số biện pháp ngăn ngừa và dự phòng đúng đắn cơn đột quỵ não:

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Rất nhiều người bệnh đột quỵ cho rằng trước đó mình hoàn toàn khỏe mạnh. Thực tế là họ đã có nhiều yếu tố nguy cơ mà không biết như tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu (thường kèm với "mỡ máu cao") hay đường huyết cao… Do đó, cần khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1-2 lần/1 năm để có thể phát hiện sớm và được bác sĩ tư vấn điều trị bệnh đúng cách, ngăn ngừa biến chứng đột quỵ xảy ra.

- Kiểm soát cholesterol trong máu: Mỡ máu cao thường đi kèm với xơ vữa động mạch, dễ dẫn đến nguy cơ cục máu đông bít tắc động mạch não.

- Kiểm soát huyết áp: Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của đột quỵ. Để có thể kiểm soát huyết áp, cần phải thực hiện chế độ ăn ít muối, giảm cân, giảm căng thẳng và uống thuốc điều trị liên tục.

- Kiểm soát đường huyết: Đái tháo đường không chỉ dễ dẫn tới đột quỵ mà còn nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Bệnh nhân cần đo đường huyết thường xuyên, kiểm soát bằng việc thiết lập chế độ ăn phù hợp, tập thể dục, kiểm soát cân nặng và dùng thuốc điều trị.

- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạt và thực phẩm giàu omega-3 (cá hồi, cá trích) có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ. Hạn chế độ ăn uống có nhiều đường và chất béo bão hòa để duy trì mức cholesterol và huyết áp lành mạnh.

- Bỏ thuốc lá hoặc tránh tiếp xúc với khói thuốc: Thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh mạch máu não. Ngừng hút thuốc lá làm giảm rõ rệt nguy cơ dẫn đến đột quỵ.

- Tăng cường vận động thể dục thể thao: Thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, tăng cường sức đề kháng. Tích cực hoạt động giúp các cơ tim khỏe mạnh, tăng cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu, kích thích việc lưu thông máu, hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh về tim, cao huyết áp, đột quỵ.

- Uống đủ nước: Nước là thành phần quan trọng không thể thiếu đối với sự sống của cơ thể. Cơ thể bình thường cần ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày. Khi cung cấp đủ nước sẽ giúp duy trì độ ẩm trong cơ thể để máu lưu thông tốt, tránh tình trạng mất nước khiến máu chảy chậm và hiện tượng máu đông cục.

- Vào mùa đông, nên ngủ trong phòng kín gió, đủ ấm.

- Buổi sáng thức dậy không nên ra khỏi chăn và xuống giường quá đột ngột, cần có vài động tác thể dục để cơ thể thích ứng với điều kiện bên ngoài.

Khi có các triệu chứng đột quỵ: rối loạn ngôn ngữ, yếu tê liệt một bên cơ thể, khó cử động 2 tay lên cao cùng lúc, Méo mặt, lệch mặt, một bên mặt bị chảy xệ; Suy giảm thị lực, nhìn mờ, nhìn đôi hay thậm chí mất thị lực; Nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng); Chóng mặt, mất thăng bằng; Buồn nôn và nôn.

Nếu người bệnh đang ở địa bàn tỉnh Ninh Bình và các tỉnh lân cận , hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình để được cấp cứu, điều trị kịp thời.

K.Đột quỵ - Tổ truyền thông

317 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập