Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình quản lý và điều trị các bệnh không lây nhiễm trong đại dịch Covid-19. 

Tại thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến nguy hiểm, phức tạp, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân; trong đó, người bị các bệnh không lây nhiễm có nguy cơ cao mắc covid-19; đây là gánh nặng "kép" gây thách thức lớn trong công tác phòng chống, quản lý và điều trị bệnh. Tuy nhiên, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình vẫn duy trì tốt công tác quản lý và điều trị cho người bệnh.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, bệnh không lây nhiễm (BKLN): tim mạch, ung thư, đái tháo đường, tăng huyết áp, COPD… đang là nguyên nhân dẫn đến cái chết cho khoảng 380 nghìn người, chiếm 73% tổng số người chết mỗi năm (khoảng 520 nghìn người). Bên cạnh đó các bệnh không lây nhiễm còn gây tàn phế nặng nề và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị, theo dõi, chăm sóc lâu dài.

Tại Việt Nam, các bệnh không lây nhiễm đang là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, cứ 10 người tử vong thì có 7 người mắc và tập trung ở các bệnh như: tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi mạn tính. Ước tính, trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, gần 3 triệu người bị bệnh đái tháo đường, 2 triệu người mắc bệnh tim, phổi mạn tính và gần 126.000 ca mắc mới ung thư. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhiều người dân chưa có ý thức phòng ngừa bệnh: vẫn còn 45% dân số nam giới hút thuốc lá, 77% dân số uống rượu, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, số người thừa cân béo phì không ngừng tăng, người dân Việt Nam sử dụng muối cao gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (9,4gram/ngày). Tỷ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, nguy cơ tim mạch, ung thư, tâm thần được phát hiện sớm và quản lý điều trị còn thấp, chỉ dưới 50%...

Tính đến nay, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình đã quản lý và điều trị cho khoảng 1.550 người bệnh tim mạch, 4.500 người bệnh đái tháo đường, 400 người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; khám và điều trị cho trên 3.000 người bệnh ung thư…

Tại thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến nguy hiểm, phức tạp, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân; trong đó, người bị các bệnh không lây nhiễm có nguy cơ cao mắc covid-19; đây là gánh nặng "kép" gây thách thức lớn trong công tác phòng chống, quản lý và điều trị bệnh.

Tuy nhiên, bệnh viện vẫn duy trì tốt công tác quản lý và điều trị các bệnh không lây nhiễm; thực hiện tốt công tác kiểm soát dịch bệnh, tăng cường thực hiện mọi biện pháp đảm bảo an toàn cho người bệnh đến khám chữa bệnh, tổ chức sàng lọc, khai thác yếu tố dịch tễ đối với người bệnh, người nhà người bệnh ngay khi vào bệnh viện; người bệnh và người nhà người bệnh trước khi nhập viện đều thực hiện test nhanh Covid-19, tại mỗi khoa điều trị đều bố trí phòng cách ly đặc biệt dành riêng cho những trường hợp có biểu hiện sốt, ho, đau họng, có yếu tố dịch tễ để tránh xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo; vì vậy người mác bệnh lý không lây nhiễm có thể yên tâm đến khám và điều trị tại bệnh viện.

Người bệnh khám bệnh tim mạch tại BVĐKNB

Bệnh viện thực hiện nâng cao chất lượng khám, điều trị, bố trí đầy đủ trang thiết bị; phát sổ ghi chép theo dõi đầy đủ quá trình khám chữa bệnh cho người bệnh; những người bệnh ở xa, trong khu vực phong tỏa, cách ly được ủy quyền cho người thân lĩnh thuốc hàng tháng, được hướng dẫn uống thuốc theo chỉ định và được cung cấp số điện thoại của bác sỹ điều trị để gọi điện tư vấn trực tiếp.

Luôn chủ động trong công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, pano, apphich, tư vấn…góp phần quan trọng giúp người mắc các bệnh không lây nhiễm nâng cao hiểu biết về điều trị và sống an toàn với dịch bệnh Covid-19.

Để phòng chống bệnh không lây nhiễm trong đại dịch Covid-19, người bệnh cần chú ý đến một số điều sau theo hướng dẫn của ngành Y tế:

- Cần hạn chế đồ uống có cồn, không hút thuốc lá ăn uống lành mạnh, duy trì ăn uống điều độ, đúng giờ và cân bằng các chất.

- Tích cực rèn luyện thể dục thể thao: ưu tiên lựa chọn các hình thức luyện tập thể dục thể thao trong nhà, tại chỗ cho phù hợp.

- Duy trì lịch khám đều đặn với bác sĩ, có thể sử dụng tư vấn từ xa để giảm thiểu chờ đợi và hạn chế tiếp xúc, dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ và chuẩn bị các thiết bị để tự theo dõi tại nhà.

- Hạn chế tiếp xúc với người khác, đồng thời vẫn phải duy trì đều, ổn định chế độ điều trị hiện tại kết hợp với chế độ dinh dưỡng, luyện tập hợp lý, tránh căng thẳng..

- Không tự ý ngừng/bỏ thuốc hoặc dùng thêm thuốc khác không theo chỉ định của bác sỹ. Nên có đủ thuốc trong thời gian dài, ít nhất là 01 tháng.

- Khuyến khích tự theo dõi tình trạng bệnh tại nhà (Đo huyết áp, xét nghiệm đường máu mao mạch, dùng máy đo SPO2…) nhưng không do dự việc đi khám nếu đã có các bất thường để tránh biến chứng nặng. Nếu có bất thường trong quá trình tự theo dõi bệnh tại nhà hoặc lịch khám định kỳ bị hoãn do dịch bệnh, nên xin tư vấn từ xa với nhân viên y tế theo đúng hẹn.

- Khi phải đi khám, chữa bệnh, nên đến tuyến y tế cơ sở và thực hiện giãn cách xã hội để bảo đảm an toàn, tránh lây nhiễm đồng thời giảm tải cho cơ sở y tế.

- Đối với người bệnh hen cần lưu ý tránh các chất tẩy rửa có mùi quá mạnh hoặc có thể gây kích ứng đường thở làm khởi phát cơn hen và không sử dụng khẩu trang khi có cơn hen cấp.

Lan Hương

 

 

 

 

1415 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập