Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình chủ động trong công tác phòng chống bệnh Đậu mùa khỉ. 

Để nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị bệnh ĐMK. Chủ động ứng phó tình huống xuất hiện ca bệnh hoặc ổ dịch tại Ninh Bình. Bên cạnh đó, kiểm soát tốt dịch bệnh ĐMK, phát hiện sớm, xét nghiệm sàng lọc ngay những ca bệnh nghi ngờ, khoanh vùng cách ly, điều trị kịp thời không để dịch bệnh lây lan cho người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên bệnh viện và lây lan ra cộng đồng. Ngày 12/9/2022, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình ban hành kế hoạch số 154/KH-BVĐK về công tác phòng, chống bệnh ĐMK.

Để nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị bệnh ĐMK. Chủ động ứng phó tình huống xuất hiện ca bệnh hoặc ổ dịch tại Ninh Bình. Bên cạnh đó, kiểm soát tốt dịch bệnh ĐMK, phát hiện sớm, xét nghiệm sàng lọc ngay những ca bệnh nghi ngờ, khoanh vùng cách ly, điều trị kịp thời không để dịch bệnh lây lan cho người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên bệnh viện và lây lan ra cộng đồng. Ngày 12/9/2022, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình ban hành kế hoạch số 154/KH-BVĐK về công tác phòng, chống bệnh ĐMK.

Trong kế hoạch đã nêu rõ:

* Bệnh viện thành lập Ban chỉ đạo, với 3 tổ (chuyên môn, giám sát, hậu cần) thực hiện nhiệm vụ:

- Tập huấn chuyên môn về giám sát, chẩn đoán, điều trị, phòng chống dịch bệnh ĐMK, Tuyên truyền vân động người dân nhận thức, tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh bệnh ĐMK.

- Giám sát thực hiện Quy chế cách ly bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đảm bảo vệ sinh, an toàn cho nhân viên y tế tham gia khám, sàng lọc chăm sóc và điều trị người bệnh ĐMK. Hướng dẫn cách thức lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm, xử lý bệnh phẩm và chất thải, công tác phòng hộ (đi găng, mặc áo, đội mũ, đi giày...). Giám sát chặt chẽ tình hình dịch đảm bảo phát hiện sớm và xử lý kịp thời không để dịch lây lan ra cộng đồng. Giám sát việc thực hiện quy chế phòng chống dịch từ khu khám sàng lọc người bệnh, khu điều trị cách ly đến các khoa, phòng trong bệnh viện.

- Chuẩn bị đủ phương tiện tại buồng khám sàng lọc các bệnh phòng khám sàng lọc các bệnh đường hô hấp cấp tại Cổng số 01. Sẵn sàng đón tiếp người bệnh khi có dịch xảy ra; bố trí Khu cách ly, điều trị người bệnh ĐMK theo từng mức độ bệnh.

- Trang bị phòng hộ cho nhân viên trực tiếp tham gia khám, sàng lọc điều trị người bệnh ĐMK; đảm bảo đủ hoá chất và các phương tiện khử khuẩn nhất là các bệnh phẩm và các chất thải của người bệnh; đủ hoá chất xét nghiệm PCR chẩn đoán ĐMK cho người bệnh tại bệnh viện và cho các đơn vị khác trong ngành; cung ứng đủ cơ số thuốc, dịch truyền để điều trị cho khoảng 50 người bệnh mắc bệnh ĐMK điều trị nội trú tại bệnh viện.

* Công tác phân luồng, sàng lọc, lấy mẫu xét nghiệm, chẩn đoán xác định bệnh ĐMK.

- Tại Cổng số 01 có biển báo yêu cầu mọi người trong khuôn viên bệnh viện phải đeo khẩu trang y tế và biển chỉ dẫn, phân luồng đi cho người bệnh nghi mắc ĐMK.

- Các trường hợp có yếu tố dịch tễ (tiếp xúc với động vật, người nghi ngờ hoặc xác định nhiễm ĐMK hoặc tiếp xúc với đồ dùng/vật dụng của họ) và trường hợp có phát ban cấp tính dạng mụn nước hoặc mụn mủ và không giải thích được bằng các bệnh phát ban phổ biến khác; và một trong các triệu chứng: Đau đầu, sốt, nổi hạch, đau cơ, lưng, mệt mỏi và có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ kèm theo; được hướng dẫn đến phòng Khám sàng lọc bệnh đường hô hấp cấp (tại Cổng số 01). Tại buồng khám sàng lọc, nhân viên y tế có nhiệm vụ khám, chỉ định nhập viện, cách ly, điều trị đối với trường hợp người bệnh ĐMK trong giờ hành chính.

Người bệnh nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ (Ca bệnh nghi ngờ), là ca bệnh có một hoặc nhiều yếu tố sau: Trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có tiếp xúc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh có thể, thông qua tiếp xúc vật lí trực tiếp với da hoặc tổn thương da (bao gồm cả quan hệ tình dục), hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, giường, đồ dùng cá nhân của người bệnh. Có tiền sử đi du lịch đến các quốc gia có lưu hành bệnh đậu mùa khỉ trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng. Có bệnh cảnh lâm sàng nghi bệnh đậu mùa khỉ.

- Tại các khoa Cấp cứu, phòng khám E và các khoa điều trị nội trú bố trí phòng cách lý riềng biệt cho người bệnh nghi mắc/mắc bệnh ĐMK tại khoa để lấy mẫu xét nghiệm PCR chẩn đoán xác định. Nếu có kết quả xét nghiệm dương tính với ĐMK, người bệnh được chuyển đến khu điều trị bệnh ĐMK; trường hợp người bệnh có kết quả xét nghiệm âm tính, tiếp tục quy trình khám chữa bệnh như bình thường.

*Trường hợp nếu có trường hợp người bệnh ĐMK: Thực hiện giám sát và cách ly ca bệnh nghi ngờ/ xác định. Điều trị triệu chứng là chủ yếu. Đảm bảo dinh dưỡng, cân bằng nước điện giải và hỗ trợ tâm lý. Sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu ở những trường hợp thể nặng và cơ địa đặc biệt. Theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các tình trạng nặng, biến chứng của bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế theo từng trường hợp thể bệnh nặng, nhẹ.

*Phòng ngừa lây nhiễm bệnh ĐKM trong bệnh viện:

+ Tại khu vực sàng lọc

- Tại nơi tiếp đón, dựng các vách ngăn trong suốt (kính/nhựa) để hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa NVYT thực hiện sàng lọc ban đầu và NB.

- Khu vực chờ khám sàng lọc bảo đảm thông khí và khoảng cách tối thiểu 01 mét giữa các NB, người nhà NB.

- Bố trí sẵn sàng nơi cách ly NB nghi ngờ hoặc NB xác định ĐMK trong khi chờ chuyển tới đơn vị điều trị cách ly.

- Cung cấp đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân (PHCN) cho NVYT, phương tiện vệ sinh tay (VST) bố trí tại nơi tiếp nhận NB, nơi chờ khám, các buồng khám sàng lọc, nơi làm XN và nơi cách ly NB.

- NVYT thực hiện sàng lọc mang phương tiện PHCN phù hợp (khẩu trang y tế, mũ giấy, áo choàng phòng dịch và găng tay y tế).

- Khi khám sàng lọc lưu ý khai thác tiền sử dịch tễ, các dấu hiệu triệu chứng của bệnh (xem thêm Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh ĐMK ở người ban hành theo Quyết định số 2099/QĐ-BYT ngày 29/7/2022 của Bộ Y tế). Nội dung câu hỏi sàng lọc cần cập nhật phù hợp với diễn biến tình hình bệnh dịch.

- Yêu cầu NB mang khẩu trang y tế nếu tình trạng NB cho phép.

- Các dụng cụ, thiết bị và hóa chất khử khuẩn thiết yếu dùng trong chăm sóc tại khu vực sàng lọc; điều trị NB, ưu tiên sử dụng các thiết bị không tiếp xúc trực tiếp với NB (máy kiểm tra thân nhiệt tự động, bình cấp hóa chất tự động v.v).

- Các phương tiện vệ sinh môi trường, thu gom, xử lý dụng cụ, đồ vải, chất thải y tế.

+ Tại khu vực cách ly người bệnh xác định nhiễm hoặc ca bệnh nghi ngờ

- NB xác định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh ĐMK từ khu sàng lọc được chuyển về Khoa Truyền nhiễm. Trong quá trình vận chuyển NB phải cho NB mang khẩu trang, che các nốt phỏng và báo trước cho nơi sẽ chuyển NB đến.

- Buồng cách ly NB phải được dán biển cảnh báo “Buồng cách ly” và nêu rõ các biện pháp cách ly cần áp dụng, giường bệnh cách nhau tối thiểu 01 mét.

- Yêu cầu và hướng dẫn NB, người hỗ trợ chăm sóc, người cung cấp dịch vụ đeo khẩu trang, VST, vệ sinh hô hấp theo quy định ngay khi vào cơ sở KBCB và trong suốt thời gian lưu lại tại cơ sở KBCB.

- Hạn chế vận chuyển NB ra ngoài khu cách ly.

- Quản lý chặt chẽ người bệnh, người nhà chăm sóc người bệnh mắc ĐMK: Không để ra khỏi khu vực điều trị dành riêng cho người mắc ĐMK. Không cho khách vào thăm người bệnh mắc ĐMK. Mỗi người bệnh chỉ có một người nhà chăm sóc, hạn chế tối đa việc đổi người chăm sóc. Người chăm sóc được thay đổi phải báo cho khoa và thực hiện theo quy định của bệnh viện. Trường hợp được phép vào khu vực cách ly phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm theo quy định của bệnh viện.

* Ngoài ra, trong kế hoạch còn có một số biện pháp phòng ngừa khác theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế:

- Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân.

- Vệ sinh môi trường bề mặt.

- Xử lý dụng cụ, đồ vải.

- Xử lý chất thải.

- Xử lý thi hài.

Nguyễn Ngọc Sơn (P.KHTH)

 

891 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập