Bệnh trĩ nguyên nhân và cách phòng bệnh 

Bệnh trĩ theo dân gian còn gọi là bệnh lòi dom, là bệnh được tạo thành do sự phình tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn.

Trong cơ thể mỗi chúng ta có những mạch máu được gọi là tĩnh mạch, quanh lỗ hậu môn cũng có những bó tĩnh mạch này. Khi những bó tĩnh mạch trên bất thường bị to và dãn ra thì gây ra bệnh trĩ.

Nó là một bệnh mang lại rất nhiều phiền toái, nó không chỉ làm mất tự tin, đau đớn mà nó còn làm ảnh hưởng tới sức khỏe, nhất là đối với chị em phụ nữ. Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trĩ:

Bệnh trĩ do đặc thù công việc: những người thường xuyên làm việc nặng nhọc, mang vác nặng, công việc thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động, hay phải đứng nhiều,… có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao.

Bệnh trĩ do thói quen ăn uống: các loại thực phẩm, đồ ăn cay nóng, các món ăn dễ gây táo bón, chất kích thích như rượu bia,… cũng là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh trĩ rất cao.

Bệnh trĩ do táo bón lâu ngày: đây là tác nhân, nguyên nhân hàng đầu và phổ biến gây nên bệnh trĩ. Thường xuyên bị táo bón sẽ gây áp lực trực tiếp lên tĩnh mạch vùng hậu môn khi bạn cố rặn khi đi đại tiện.

Bệnh trĩ do nhiễm trùng đường hậu môn: thói quen vệ sinh thiếu sạch sẽ cho vùng hậu môn sẽ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, viêm nhiễm làm giảm chức năng tĩnh mạch hậu môn lâu ngày dễ gây ra bệnh trĩ.

Ngoài ra bệnh còn do áp lực lên phần ổ bụng thường xảy ra ở phụ nữ mang thai , những người bệnh phì đại tiền liệt tuyến, bệnh xơ gan… Yếu tố tâm lý cũng có ảnh hưởng nhất định gây ra bệnh trĩ.

Bệnh trĩ được chia ra làm 3 loại là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Tùy thuộc vào từng loại bệnh mà có các biểu hiện với các triệu chứng khác nhau. Tuy vậy cả 3 dạng bệnh trĩ đều có những biểu hiện chung dễ nhận biết như sau:

– Chảy máu khi đi đại tiện: Đây là triệu chứng điểm hình và sớm nhận biết khi mắc bệnh trĩ. Ban đầu chỉ là lượng máu nhỏ lẫn trong phân, càng về sau khi bệnh phát triển sẽ kéo theo các giọt máu, thậm chí là tia máu chảy ra khi đi đại tiện hoặc có tác động mạnh. Triệu chứng này có thể kèm theo cảm giác nhau rát tùy thuộc vào loại trĩ.

– Sa búi trĩ: ở những người mắc bệnh trĩ ngoại có thể dễ dàng nhận biết biểu hiện này qua các thời kì, giai đoạn khác nhau của bệnh. Búi trĩ khi bệnh ở mức độ nhẹ vẫn còn trong lòng ống hậu môn hoặc thập thò ra ngoài rồi tự động kéo vào được.

– Cảm giác khó chịu ở vùng hậu môn do tình trạng viêm nhiễm gây ẩm ướt, ngứa ngáy, viêm da vùng quanh hậu môn,…

Ngoài điều trị bằng thuốc hay thủ thuật bạn nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt hàng ngày của mình:

 Nên tạo cho mình thói quen vận động sau khoảng 1 giờ làm việc quá lâu ở một tư thế. Ngồi ở một chỗ lâu cần phải đứng dậy đi lại 5-10 phút thư giãn, vận động co giãn thân thể. Lưu ý: bạn không nên lót gối mềm dưới mông vì nó sẽ tăng tình trạng chèn ép tĩnh mạch.

- Tránh làm việc quá sức làm cho cơ thể mệt mỏi, căng thẳng đầu óc, thức đêm cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị bệnh trĩ. Nên có lịch tập thể dục đều đặn, hàng ngày thường xuyên giúp cơ co giãn tốt.

- Không nên đi đại tiện quá lâu vì nó sẽ dẫn đến rối loạn chức năng đường ruột. Thêm nữa, nếu thời gian mở hậu môn kéo dài gây thúc đẩy sự tích tụ chất thải, giảm máu ở tĩnh mạch hậu môn, lâu ngày sẽ dẫn đến bị trĩ.

- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, nên uống từ 2 - 2.5 lít nước một ngày và hạn chế ăn nhiều đồ ăn cay, nóng như rượu bia, ớt, hạt tiêu.
- Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày vào một khung giờ nhất định - thường vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

Bệnh trĩ tuy ít gây tử vong nhưng nếu không biết quan tâm phòng ngừa, chữa trị sớm và đúng cách, có thể gây nhiều biến chứng, hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh.

 

2256 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập