Phòng bệnh khi chuyển mùa 

Ở Miền Bắc nước ta quanh năm có nhiệt độ tương đối cao và ẩm, Thời tiết mùa xuân và đầu mùa hè có đặc điểm riêng là có độ ẩm cao mà chúng ta thường quen gọi là tiết trời nồm. Tiết trời nồm có độ ẩm cao nhiều khi lên tới mức bão hòa cũng là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh, đặc biệt là những bệnh lý hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. độ ẩm cao gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho cơ thể,những gia đình sống ở mặt đất có cảm nhận rõ rệt nhất. Mùi quần áo bẩn, kể cả quần áo đã giặt mà không thể khô, mùi ẩm mốc từ chăn, đệm, tường… cũng góp phần làm tăng cảm giác khó chịu. Độ ẩm cao còn tạo điều kiện tốt cho các virus, vi khuẩn, nấm mốc, bọ bụi nhà… phát triển, dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp (bệnh viêm mũi họng cấp tính, viêm phế quản cấp, viêm phổi), nhiễm trùng đường tiêu hóa, một số bệnh ngoài da và gia tăng tình trạng dị ứng. 

 

Ảnh minh họa

 

Độ ẩm cao kích thích trực tiếp niêm mạc đường thở dẫn đến viêm, tăng tiết và co thắt phế quản dẫn đến có các triệu chứng ho, hắt hơi, khó thở…Độ ẩm cao còn kích thích xuất hiện các đợt bùng phát và làm tăng mức độ trầm trọng của một số bệnh đường hô hấp mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản.

Vì vậy, mọi người dân cần quan tâm, chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật khi thời tiết nồm ẩm.

- Thường xuyên vệ sinh tường nhà, sàn nhà bằng khăn khô.

- Khi đun nấu, tắm rửa… làm tăng độ ẩm trong không khí trong phòng thì cần có quạt thông gió.

- Giữ vệ sinh da, sấy khô quần áo, các vật dụng thường dùng đặc biệt là đồ vải.

- Song song với các biện pháp điều trị kiểm soát các bệnh nhân mắc các bệnh đường hô hấp mạn tính, chúng ta còn chú ý tiêm phòng cúm vào mùa thu đông cho những bệnh nhân này.

- Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu… Hạn chế đến những chỗ đông người.

- Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh.

 -  Tiêm vắc xin phòng bệnh (đối với các bệnh có vắc xin phòng).

-  Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, giữ ấm nhà cửa. Thực hiện “Ăn chín, uống sôi” để tránh các bệnh về tiêu hóa.

-  Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

- Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

1085 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập