Thực phẩm cho người hay bị hạ đường huyết. 

Hạ đường huyết là một cụm từ dùng để chỉ tình trạng lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường. Đây là một chứng bệnh khá nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong, mặc dù nhiều người trong số chúng ta còn chưa cảnh giác với nó. Thông thường chúng ta chỉ quan tâm đến bệnh tăng huyết áp mà thôi. Đường gluco có vai trò rất quan trọng, nó được đưa đến khắp các bộ phận trong cơ thể, thực hiện nhiều chức năng để đảm bảo cho sự sống của con người. Khi lượng đường này sụt giảm, tuyến tụy của bạn sẽ giải phóng glucagon, một hooc môn giúp cơ thể phá vỡ lượng gluco dự trữ trong máu. Triệu chứng Người bị hạ đường huyết thường có tâm trạng bất ổn, bao gồm nhầm lẫn, lo lắng, căng thẳng, run rẩy, quá đói, đổ mồ hôi, chóng mặt và mệt mỏi.

Người bị hạ đường huyết thường có tâm trạng bất ổn, bao gồm nhầm lẫn, lo lắng, căng thẳng, run rẩy, quá đói, đổ mồ hôi, chóng mặt và mệt mỏi.

Ngoài ra, nếu bạn kiểm tra đường huyết và thấy nó < 70 mg / dL, đó cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn đang bị hạ đường huyết.

Theo các chuyên gia, các loại thực phẩm nhất định có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm chóng mặt thường liên quan với lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết). Điều trị nguyên nhân bệnh lý là cần thiết và cho kết quả tốt nhất.

Khắc phục hạ đường huyết nhanh

Khi thấy có dấu hiệu bị hạ đường huyết, bạn hãy làm theo các bước sau đây để khôi phục lại lượng đường máu ở mức bình thường:

Hãy bổ sung ngay lập tức cho cơ thể những thực phẩm chứa nhiều đường, nhưng chỉ với một lượng nhỏ như sau: 8 ao xơ sữa (1 ao xơ = 28,35g), một thìa đường hoặc mật ong, 5-6 chiếc kẹo cứng. Sau khi ăn xong, đợi 15 phút và kiểm tra lại lượng đường huyết.

Thực phẩm cho người hạ đường huyết

Thịt nạc protein

Protein cung cấp các acid amin giúp xây dựng mô nạc. Protein còn giúp ổn định lượng đường trong máu và có thể ngăn ngừa hoặc giảm chóng mặt do ăn vội, ăn uống ít và hạ đường huyết có liên quan với bệnh đái tháo đường.

Tăng protein, như là một phần của một chế độ ăn giàu dinh dưỡng giúp cân bằng tổng thể, có thể làm giảm triệu chứng của hạ đường huyết.

Nguồn protein tối ưu là có ít chất béo bão hòa và không bao gồm da như thịt trắng, gia cầm, cá, đậu, trứng/lòng trắng trứng, đậu hũ và sữa đậu nành hoặc các sản phẩm ít chất béo.

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt là hạt đã không bị tước bỏ các chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình chế biến thực phẩm. Chúng cung cấp một lượng dồi dào chất xơ và các chất dinh dưỡng, chẳng hạn như sắt và các vitamin nhóm B.

Với những lý do này, cho thấy ngũ cốc nguyên hạt thay cho ngũ cốc tinh chế như một phương tiện ngăn ngừa chóng mặt và các triệu chứng khác của hạ đường huyết.

Những người bị thiếu máu do thiếu sắt đặc trưng bởi chóng mặt và mệt mỏi, cũng có thể hưởng lợi từ việc tiêu thụ thường xuyên của các loại ngũ cốc nguyên hạt.

Các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt giàu chất dinh dưỡng bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, mì ngũ cốc nguyên hạt, lúa nương, lúa mạch và bắp rang. Để đảm bảo lượng chất dinh dưỡng thích hợp khi mua các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt nên dựa trên bảng liệt kê các thành phần chính trên nhãn dinh dưỡng.

Nước ép trái cây, trái cây khô hoặc Soda

Khi lượng đường trong máu giảm đáng kể, nó có thể gây ra chóng mặt đột ngột và dữ dội. Mặc dù chứng chóng mặt có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi người, nhưng là một biến chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường và đang điều trị bệnh đái tháo đường.

Thực phẩm hạn chế nguy cơ bị hạ đường huyết

Lên kế hoạch bữa ăn là một phần thiết yếu giúp bạn kiểm soát chứng hạ đường huyết. Để tránh hạ đường huyết, bạn cần ăn đủ lượng carbohydrates trong mỗi bữa ăn; ăn vặt giữa các bữa ăn, trước khi tập thể dục và trước khi đi ngủ.

Lượng carbohydrates mà cơ thể chúng ta hấp thụ mỗi ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng đường huyết. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mỗi người cần tiêu thụ khoảng 45-60g carbohydrates cho mỗi bữa ăn.

Ngoài việc giám sát glucose máu thường xuyên, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng, Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) khuyến cáo một món ăn có chứa 15-20 gram carbohydrate như một phương tiện để khắc phục suy giảm lượng đường trong máu đột ngột.

Ví dụ về các loại thực phẩm có chứa 15-20 gam carbohydrate bao gồm 1/2 ly nước ép trái cây nguyên chất; soda có đường và hai muỗng canh nho khô không đường hoặc trái cây khô khác.

Nếu chóng mặt vẫn tiếp tục sau khi một món ăn chứa carbohydrate, cần thiết đến chăm sóc y tế kịp thời.

Lê Lan

6513 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập