Tầm soát suy dinh dưỡng cho bệnh nhân 

1. Suy Dinh dưỡng là bệnh gì?

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không nhận được đủ chất dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến mọi người ở bất kỳ lứa tuổi.

2. Tầm soát suy dinh dưỡng

Quá trình tầm soát nhanh và đơn giản để ngay cả đội ngũ nhân viên y tế đều tiến hành được. Quá trình tầm soát phải đủ độ nhạy để có thể phát hiện tất cả hay hầu hết các nguy cơ dinh dưỡng của bệnh nhân.

Có một số ưu điểm trong việc gồm độ nặng của bệnh và tình trạng dinh dưỡng, vì cả 2 tác động lẫn nhau; Tình trạng suy dinh dưỡng có thể trở lên nặng nề hơn khi có bệnh nặng. Phương pháp nên được tính điểm và kiểm tra và dẫn đến hành động thích hợp và dứt khoát.

Hầu hết các công cụ tầm soát thể hiện 4 vấn đề cơ bản; sự sụt cân gần đây, chế độ ăn gần đây, chỉ số khối cơ thể hiện tại và độ nặng của bệnh nhân hay một số chỉ số dự đoán nguy cơ suy dinh dưỡng khác.

Lợi ích của phương pháp tầm soát được khuyến nghị dựa trên giá trị tiên đoán, giá trị nội dung, độ tin cậy và tính khả thi. Nên sử dụng tiêu chuẩn tầm soát nguy cơ dinh dưỡng 2002 đối với các bệnh nhân người lớn nội trú (tại bảng).

Trong trường hợp điểm lớn hơn hay bằng 3 đều cần có kế hoạch dinh dưỡng. Nếu bệnh nhân có nguy cơ, nhưng các vấn đề về chức năng hay chuyển hóa lại ngăn cản việc áp dụng một kế hoạch chuẩn, hoặc vẫn có nghi ngờ liệu bệnh nhân có nguy cơ hay không, thì tốt hơn nên được các chuyên gia thực hiện các phương pháp đánh giá chi tiết hơn.

 

Bước 1: Kiểm tra ban đầu

Không

1

BMI < 20,5?

 

 

2

BN có bị sụt cân trong vòng 3 tháng gần đây?

 

 

3

BN có giảm khẩu phần ăn trong tuần qua?

 

 

4

Bệnh nhân mắc bệnh nặng (vd; hồi sức cấp cứu)?

 

 

: Nếu trả lời có với bất kỳ câu hỏi nào thì tiếp tục thực hiện bước 2

Không: nếu trả lời không với tất cả, bệnh nhân sẽ được tầm soát lại hàng tuần. Nếu bệnh nhân ví dụ như đã được lên chương trình mổ đại phẫu, thì cũng phải lập chương trình chăm sóc dinh dưỡng nhằm tránh nguy cơ liên quan.

 

Bước 2: Kiểm tra tổng quát

Suy tình trạng dinh dưỡng

Bệnh nặng (= tăng nhu cầu)

Không có    Tình trạng dinh dưỡng bình thường

Điểm O

Không có

Điểm O

Nhu cầu dinh dưỡng bình thường

Nhẹ   Sụt cân >5% trong 3 tháng hay

          Lượng thức ăn đưa vào cơ thể <50-75%

 

 

Điểm1         Nhu cầu bình thường trong tuần trước

Nhẹ

 

 

 

Điểm 1

Gãy khung chậu*

Bệnh nhân mãn tính đặc biệt có các biến chứng cấp tính: bệnh xơ gan hóa, bệnh COPD, tiểu đường…

Trung bình Sụt cân >5% trong 2 tháng hay

                   BMI 18,5-20,5+ suy giảm tình trạng    chung hay lượng thức ăn đưa vào cơ thể <25-50%

 

Điểm2         Nhu cầu bình thường trong tuần trước

Trung bình

 

 

 

Điểm 2

Đại phẫu bụng*

Đột quỵ*

Viêm phổi nặng, huyết khối mãn tính

Nặng Sự sụt cân >5% trong 1 tháng (>15% trong 3      tháng) hay

          BMI <18,5 + suy giảm tình trạng chung hay

          lượng thức ăn đưa vào cơ thể <0-25%

Điểm3         Nhu cầu bình thường trong tuần trước

Nặng

 

 

 

Điểm3

Chấn thương đầu*

Cấy tủy xương*

Bệnh nhân thuộc khoa chăm sóc đặc biệt (APACHE >10)

Điểm:                                                          +

Điểm

= tổng số điểm

Tuổi  Nếu ≥ 70 tuổi: cộng 1 vào tổng số điểm     =       tổng điểm có điều chỉnh theo tuổi

Điểm ≥ 3: bệnh nhân có nguy cơ về dinh dưỡng, bắt đầu kế hoạch chăm sóc về dinh dưỡng

Điểm < 3: tầm soát bệnh nhân lại hàng tuần. Nếu bệnh nhân ví dụ như đã được lên chương trình mổ đại phẫu, thì cũng phải lập chương trình chăm sóc dinh dưỡng nhằm tránh nguy cơ liên quan.

Nguy cơ dinh dưỡng được định nghĩa bởi một tình trạng dinh dưỡng hiện tại và nguy cơ suy giảm tình trạng hiện tại do tăng nhu cầu gây ra bởi các stress chuyển hóa của tình trạng lâm sàng.

Kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng được chỉ định đối với tất cả bệnh nhân sau;

1)    Suy dinh dưỡng trầm trọng (điểm = 3) hay

2)    Bệnh nặng (điểm = 3) hay

3)    Suy dinh dưỡng mức độ vừa + bệnh nhẹ (điểm 2 + 1) hay

4)    Suy dinh dưỡng mức độ vừa + mức độ trung bình (điểm 1 + 2)

Mẫu mức cho bệnh:

Điểm = 1: bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, nhập viện do các biến chứng. Bệnh nhân yếu nhưng vẫn sinh hoạt bình thường. Trong hầu hết các trường hợp, nhu cầu chất đạm tăng nhưng vẫn có thể cung cấp đủ bằng đường miệng chế độ ăn hay chất bổ sung.

Điểm = 2: bệnh nhân liệt giường do bệnh, ví dụ như hậu phẫu đại phẫu vùng bụng. Nhu cầu chất đạm thực sự tăng lên, nhưng vẫn có thể hồi phục, và trong nhiều trường hợp cần nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.

Điểm = 3: bệnh nhân thuộc khoa chăm sóc đặc biệt với sự hỗ trợ máy thở oxi… Nhu cầu chất đạm tăng lên và không thể bù ngay bằng đường tĩnh mạch. pPhân hủy chất đạm và mất nitơ có thể được làm giảm đáng kể.

Đinh Công Huy (Khoa Dinh Dưỡng - BVĐKNB)

2167 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập