Người bị béo phì ăn uống như thế nào? 

Thừa cân béo phì là một tình trạng sức khoẻ có nguyên nhân dinh dưỡng. Thường một người trưởng thành khoẻ mạnh, dinh dưỡng hợp lý, cân nặng của họ đứng yên hoặc dao động trong giới hạn nhất định. Thừa cân khi có tình trạng vượt quá cân nặng nên có so với chiều cao, béo phì là tình trạng tích lũy mỡ thái quá không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể trong các tổ chức tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Làm thế nào xác định thừa cân béo phì? Cơ thể chúng ta luôn giữ được ổn định là do sự cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao, người ta trở thành béo phì khi năng lượng ăn vào lớn hơn năng lượng tiêu hao do ăn quá nhiều hoặc do giảm hoạt động thể lực, hoặc kết hợp cả hai yếu tố. Số năng lượng dư thừa này sẽ được cơ thể tích lũy dưới dạng mô mỡ mỗi ngày một ít, lâu dần sẽ trở thành thừa cân và béo phì. Có nhiều chỉ số có thể dùng để đánh giá tình trạng thừa cân béo phì. Trong cộng đồng, để dễ dàng đánh giá người ta thường dùng chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index) BMI = W/H2 Trong đó: W: cân nặng tính bằng kg, H: chiều cao tính bằng mét  
Phân loại WHO BMI (kg/m2) IDI & WPRO BMI (kg/m2)
Cân nặng thấp (gầy) <18.5 <18.5
Bình thường 18.5 - 24.9 18.5 - 22.9
Thừa cân 25 23
Tiền béo phì 25 - 29.9 23 - 24.9
Béo phì độ I 30 - 34.9 25 - 29.9
Béo phì độ II 35 - 39.9 30
Béo phì độ III 40 40
Bảng đánh giá theo chuẩn của  Tổ chức Y tế thế giới(WHO) và dành riêng cho người châu Á ( IDI&WPRO):   Lưu ý: Bảng này chỉ sử dụng cho người từ 20 tuổi trở lên và chỉ số BMI không chính xác nếu bạn là vận động viên hoặc người tập thể hình, các bà bầu, bà mẹ đang cho con bú hay những người vừa ốm dậy. Bệnh béo phì, thừa cân ngày càng có xu hướng gia tăng khi mà lượng calo cung cấp vào cơ thể lớn hơn rất nhiều lượng calo mà chúng ta tiêu thụ. Bệnh béo phì có liên quan đến nhiều nguy cơ bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe. Để điều trị bệnh béo phì, người bệnh cần có 1 chế độ ăn uống và vận động khoa học, cần phải kiên trì. Hậu quả khi bị béo phì Mất thoải mái trong cuộc sống, giảm năng suất làm việc, nhanh mệt, Thiếu tự tin do yếu tố thẩm mỹ Rối loạn chức năng phổi: cơn ngừng thở lúc ngủ có thể xảy ra với những người béo phì nặng có thể do lượng mỡ tích tụ quá nhiều tại vùng khí phế quản sẽ dẫn tới biến cố giảm oxy máu và tăng CO2 trong máu, có thể gây tử vong. Rối loạn nội tiết: ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục ở nam, rối loạn kinh nguyệt, khó có thai ở nữ. Nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính như: Tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, rối loạn dạ dày ruột, gan nhiễm mỡ, sỏi mật... ;Tăng cholesterol máu, ung thư túi mật, ung thư vú, ung thư tử cung… Làm gì khi bị béo phì? Nếu bạn bị béo phì hoặc dư thừa cân nặng rồi thì tốt nhất nên thay đổi chế độ ăn ngay và chịu khó hoạt động thể lực nhiều hơn. Sau đây là những lời khuyên cho chế độ ăn của bạn: Nên: Để vẫn đảm bảo lượng protein cần thiết cho cơ thể, bạn hãy lựa chọn các thực phẩm giàu protein như: thịt ít mỡ, tôm, cua, cá, giò nạc, sữa đậu nành, format, trứng, sữa bột tách bơ, sữa chua làm từ sữa gầy, đậu đỗ. Sử dụng những glucid có nhiều chất xơ như: bánh mì đen, ngũ cốc nguyên hạt, khoai củ. Cung cấp đủ vitamin và muối khoáng: những khẩu phần ăn dưới 1.200 Kcal thường thiếu hụt vitamin và khoáng chất cần thiết như Canxi, sắt, vitamin E… Nên uống thêm viên đa vitamin và khoáng chất hàng ngày. Ăn rau xanh và quả chín 500g/ngày, nên chế biến ở dạng luộc, nấu canh, làm nộm, rau trộn xalát. Ăn muối rất hạn chế, chỉ dưới 6g/ngày, nếu có tăng huyết áp thì chỉ 2-4g/ngày. Uống đủ nước. Không nên dùng: Thực phẩm nhiều chất béo: thịt mỡ, nước dùng thịt, bơ, thịt chân giò… Thực phẩm nhiều cholesterol: não, tim, gan, thận, lòng lợn… Những món ăn đưa thêm chất béo: bánh mỳ bơ, bơ trộn rau, các món xào, rán Thức ăn giàu năng lượng như: đường mật, mứt, kẹo, bánh ngọt, socôla, nước ngọt… Những đồ uống có chất kích thích: rượu, bia, cà phê… Ngoài ra, có một số phương pháp dùng chế độ ăn đặc biệt cho người béo phì: Chế độ ăn rất thấp năng lượng: Là chế độ ăn dạng lỏng, năng lượng 800Kcal/ngày, vẫn đảm bảo giàu protein có giá trị sinh học cao và bổ sung đủ các vitamin, khoáng chất, điện giải và các axit béo cần thiết. Việc thực hiện chế độ ăn rất thấp năng lượng chỉ nên kéo dài 12- 16 tuần và dạng ăn này thay thế hoàn toàn các bữa ăn với thức ăn thông thường. Chế độ này chỉ dùng cho người béo phì có BMI>30, và nhất là những người có các bệnh rối loạn kèm theo như: đái tháo đường typ 2, tăng huyết áp, tăng lipid máu, có cơn ngừng thở khi ngủ. Phương pháp thay thế bữa ăn bằng uống: khác với chế độ ăn rất thấp năng lượng là chỉ có 1 hoặc 2 bữa ăn được thay thế bằng dạng uống chứ không phải là toàn bộ khẩu phần ăn. Ngoài việc áp dụng một chế độ ăn đặc biệt, bạn cũng nên duy trì việc luyện tập thể thao ít nhất 30phút /ngày với các loại hình như đi bộ, bơi, thể dục nhịp điệu, đạp xe đạp… Với 1kg chất béo của cơ thể cung cấp đủ năng lượng cho đi bộ hoặc đi bộ nhanh 100km. Nếu bạn đi bộ được 2.5km (tức là mất 20 – 30ph đi bộ) một ngày và thực hiện đều đặn như vậy trong 5ngày/tuần thì bạn sẽ giảm được khoảng 6,5kg chất béo trong vòng 1 năm với điều kiện không ăn thừa năng lượng. Nói chung, việc điều chỉnh tình trạng thừa cân béo phì cần có sự quyết tâm của bản thân cũng như sự hỗ trợ của người thân xung quanh, cần kiên nhẫn, duy trì chế độ dinh dưỡng và luyện tập liên tục ngay cả khi cân nặng đã trở về bình thường. Lê Lan

Đăng bởi: Nguyễn Lan Hương

2875 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập