Dinh dưỡng cho người bị viêm loét dạ dày. 

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng tổn thương tại chỗ niêm mạc dạ dày tá tràng mà cơ chế chủ yếu là tăng toan, tức tăng tiết acid dạ dày làm cho niêm mạc dạ dầy bị tổn thương và đồng thời cũng chính acid này làm cho vết thương khó lành và ngày càng loét sâu.
Một chế độ ăn uống hợp lý cho người bị viêm loét dạ dầy hành tá tràng có thể làm giảm tiết acid và giảm tác dụng của acid dạ dày đã tiết ra lên niêm mạc dạ dày, Bảo vệ niêm mạc dạ dày, Nương nhẹ chức năng dạ dày ruột, phòng thiếu dinh dưỡng. Qua đó, giúp cho viêm loét dạ dày tá tràng tiến triển chậm và chóng hồi phục hơn.
1.     Thực phẩm người bị viêm loét dạ dày nên ăn: Người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn những loại thực phẩm, đồ ăn có tác dụng giúp làm lành vết loét, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, trung hòa axit có trong dạ dày giúp cho dạ dày khỏe mạnh hơn, giảm bớt các triệu chứng khó chịu mà vết loét dạ dày mang lại cho người bệnh. Nhóm thực phẩm giúp dạ dày tiêu hóa nhanh: Một số loại thịt như: thịt nạc thăn, cá, tim lợn, thịt ngan… không chỉ là những thực phẩm chứa nhiều đạm bổ sung dưỡng chất cho cơ thể mà còn giúp cho người bệnh tiêu hóa dễ dàng hơn. Vì vậy, người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên bổ sung thêm những món ăn này trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, sữa chua cũng bổ sung vi khuẩn có lợi, làm giảm sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại cho dạ dày và đặc biệt là vi khuẩn HP. Thực phẩm giúp làm lành vết thương: Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng thì khả năng hấp thụ các dưỡng chất và tiêu hóa của người bệnh kém nên người bệnh cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Người bệnh nên ăn nhiều loại rau củ có màu đỏ, vàng, màu xanh đậm như họ nhà cải ( cải bắp, rau cải, cải xanh…), cà rốt, bí đỏ… là những thực phẩm rất giàu vitamin A, B, C, D, E, canxi, sắt, kẽm, acid folic có tác dụng làm lành vết loét nhanh chóng. Nên nấu chín các loại rau củ này bằng cách luộc hoặc hấp sẽ tốt cho bệnh viêm loét dạ dày hơn là các món xào. Thực phẩm làm giảm tiết acid dịch vị: Những loại đồ ngọt như: đường, bánh mỳ, bánh quy, bánh xốp, mật ong có tác dụng hút acid làm giảm sự tiết acid dịch vị tốt cho bệnh dạ dày. Những món ăn từ gạo nếp, bột sắn, các loại khoai ninh như… có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày rất tốt. Thực phẩm giúp trung hòa acid: Trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa trung hòa acid dịch vị rất tốt. Đặc biệt là sữa chua có tác dụng kìm hãm sự phát triển của những loại vi khuẩn có hại nhất là vi khuẩn HP. 2.Thức ăn không nên dùng cho người viêm loét dạ dày hành tá tràng - Thực phẩm có độ axit cao, đồ chua: Bún, dưa cà muối, hành muối, quả chua (như chanh, cam, bưởi), sữa chua (ăn quá nhiều, ăn lúc đói), vitamin C, giấm, mẻ, tương ớt...; - Kiêng uống các đồ uống có vị chua: nước chanh, nước mơ, nước dứa vì chúng có tính kích thích dạ dày tiết dịch axít, gây tổn hại niêm mạc dạ dày, làm vết thương khó lành. - Các loại đồ uống có cồn cũng làm tăng nồng độ axít trong dạ dày khiến chỗ viêm loét nặng thêm. - Uống nước có gas sẽ sinh khí trong dạ dày, làm phình trướng nên dễ bục dạ dày nếu vết loét nặng. - Các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày: các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành... - Các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày: rượu, bia, ớt, tỏi, càphê đặc, trà... - Các loại thức ăn tăng tiết axít như các loại nước xốt thịt, cá đậm đặc... - Gia vị: giấm ớt, tỏi, hạt tiêu quá cay, chất thơm... kích thích niêm mạc dạ dày - Các loại thức ăn nguội chế biến sẵn (giăm bông, lạp xưởng, xúc xích) - Hạn chế đồ chiên xào, rán, nướng, trộn nộm vì chúng khó tiêu hóa, đọng lại trong dạ dày lâu, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày - Những thức ăn cứng, dai gây cọ sát niêm mạc dạ dày như: Thịt nhiều gân, sụn, rau có nhiều xơ (rau già, măng, rau cần…), quả xanh sống, Quả khô, rau cần, hẹ, rau dưa, măng… là những loại thức ăn khó tiêu hoá, làm hỏng niêm mạc dạ dày, khó lành chỗ loét, thậm chí càng loét thêm. - Những thức ăn sống, lạnh, mất vệ sinh, thức ăn đã biến chất có thể làm nặng thêm tình trạng viêm loét dạ dày hành tá tràng 3. Nguyên tắc chế biến thức ăn và lối sống cho người viêm loét dạ dầy - Trường hợp viêm dạ dày cấp tính cần có thời gian cho dạ dày lành vết thương. Vì vậy có thể nhịn ăn trong vòng 24 – 48 giờ vì thức ăn vào dạ dày sẽ làm kích thích tăng tiết axít càng làm loét vết thương. Chỉ nên uống nước khoáng với số lượng vừa phải để khỏi khát và mất nước và làm loãng dịch vị. Sau thời gian nhịn ăn nên ăn xúp nấu với rau, thịt nghiền; uống sữa hoặc ăn kem với năng lượng từ 1.200 – 1.300kcal. Mỗi lần ăn với số lượng ít và ăn nhiều lần, cách nhau một giờ. Sau đó dần dần tăng số lượng cho đến khi không còn triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua thì ăn uống gần như bình thường. - Đối với viêm loét dạ dày mạn tính, người bệnh thường bị thiếu dinh dưỡng do tiêu hoá hấp thu kém, không hấp thu được các loại vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin B12 và sắt, chất đạm, dẫn tới thiếu máu. Chế độ ăn khi đó cần cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm, đặc biệt cần bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: axít folic, vitamin A, D, K, canxi, sắt, kẽm, magiê. - Ăn chậm nhai kỹ vì khi nhai sẽ tăng sự bài tiết của nước bọt, có tác dụng làm giảm và bão hoà axít trong dạ dày. - Chế độ ăn đúng giờ đúng bữa, không ăn quá khuya trước lúc ngủ ít nhất 4 giờ, - Không nhịn đói, Không ăn quá no một lúc mà nên chia thành nhiều bữa (4-5 bữa/ngày). Vì ăn quá no sẽ làm dạ dày căng, kích thích tiết nhiều axit. Việc ăn nhiều bữa sẽ giúp cho trong dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa axit. - Các loại thực phẩm được nấu chín, khi nấu nên thái nhỏ, nghiền nát, nấu mềm sẽ làm giảm được kích thích bài tiết dịch vị và giúp vận chuyển thức ăn qua dạ dày nhanh chóng. - Nồng độ thức ăn cũng ảnh hưởng tới tiêu hóa: nếu thức ăn đặc, khô quá thì các men tiêu hóa không thấm vào thức ăn để tiêu hóa hết được, ngược lại ăn thức ăn quá lỏng thì men tiêu hóa bị pha lõang và sự tiêu hóa sẽ kém đi. Do vậy thức ăn sẽ được tiêu hóa tốt nhất khi trong bữa ăn chỉ uống 100-200ml nước (canh hoặc nước khác). Mặt khác ăn quá nhiều canh trong bữa ăn vì sẽ làm cho men tiêu hóa bị pha lõang và sự tiêu hóa sẽ kém đi. - Nên ăn canh riêng sau khi đã ăn hết bát cơm vì chan canh ăn lẫn với cơm, sẽ không nhai được kỹ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày - Ăn xong không nên lao động nặng, chạy nhảy ngay - Người bệnh nên ăn thức ăn ngay sau khi nấu xong để thức ăn còn nóng, tốt nhất là 40-50 độ C. Ở nhiệt độ thích hợp này thức ăn dễ được tiêu hóa, hấp thu và không gây kích thích. Thức ăn nguội lạnh làm co bóp mạnh cơ dạ dày, thức ăn nóng quá làm cho niêm mạc dạ dày xung huyết và co bóp mạnh hơn. - Ngoài ra bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng cần giữ tinh thần luôn vui vẻ, gây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, Không nên quá mệt mỏi và căng thẳng. Lê Lan

Đăng bởi: Nguyễn Lan Hương

4847 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập