Dinh dưỡng cho người bị bệnh xương khớp 

Xương khớp được cấu tạo bởi nhiều thành phần, mỗi bộ phận bao gồm: cơ, dây chằng, sụn, xương, gân. Các thành phần này hoạt động một cách nhịp nhàng nhằm giúp cơ thể di chuyển, đây là chức năng rất quan trọng đổi với con người cũng là hoạt động điển hình của xương khớp.

Bệnh viêm xương khớp ngày nay đã trở thành vấn đề y khoa phổ biến, ước tính có khoảng gần 100 loại viêm xương khớp và chia làm 2 nhóm chính: Viêm xương khớp do thoái hóa và viêm xương khớp do viêm.

Xương khớp cũng như cơ thể, cần được nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ và cung cấp đầy đủ những dinh dưỡng cần thiết để nó luôn khỏe mạnh phục vụ quá trình vận động của con người. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trong trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong việc điều trị bệnh. Chế độ dinh dưỡng tốt có thể giúp xương khớp luôn chắc khỏe và dẻo dai tránh được những tình trạng bệnh thoái hóa khớp và các bệnh về xương khớp.Việc bạn kết hợp những loại thực phẩm dưới đây trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp cải thiện bệnh của mình.

  1. Trái cây và rau xanh chứa nhiều chất khoáng và vitaminNhờ các thành phần khoáng chất (canxi, kali, phospho,…) và vitamin (A, C, B1,…) khá dồi dào, phong phú, rau xanh và trái cây có tác dụng khá tốt đối với bệnh đau nhức xương khớp. Người bệnh sẽ nhanh chóng cải thiện tình trạng viêm khớp và giảm nhanh triệu chứng đau nhức nếu thường xuyên bổ sung những loại thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày. Những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi, dưa, đu đủ, chanh, dâu tây,… Một số loại rau cải bina, cải mầm, cải xoăn, bông cải xanh,… đều là những nguồn thực phẩm tốt cho người bệnh bị đau nhức xương khớp.
    1. Thực phẩm chứa axit béo Omega-3

    Loại thực phẩm này có tác dụng giúp ngăn cản phản ứng của hệ miễn dịch gây viêm khớp, từ đó làm giảm các chứng đau nhức do xương khớp gây ra… Nguồn acid béo omega-3 có thể dễ dàng tìm thấy nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá trích, cá ngừ,… Tuy nhiên, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng acid omega – 3. Bởi việc sử dụng quá nhiều có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, gây bất lợi đối với quá trình đông máu của cơ thể.

    1. Nước hầm xương

    Các món hầm từ xương thường có chứa nhiều hoạt chất chondroitin và glucosamin. Đây đều là các hoạt chất tự nhiên giúp cấu thành và làm tăng khả năng tái tạo sụn khớp, không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn ngăn ngừa quá trình thoái hóa khớp chuyển biến xấu. Bên cạnh đó, trong nước hầm xương còn chứa nhiều canxi giúp làm tăng mật độ canxi bên trong xương, hạn chế quá trình loãng xương có thể xảy ra. Đồng thời, nước hầm xương còn giúp giảm thiểu tình trạng đau nhức và cải thiện viêm khớp khá hiệu quả.

    1. Sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa tươi

    Sữa và những thực phẩm chế biến có liên quan đến sữa luôn nằm trong danh sách những loại thực phẩm mà người bệnh viêm khớp nên ăn. Đây đều là những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho hệ xương khớp, đặc biệt là canxi.

    Thành phần canxi trong sữa không chỉ cấu tạo xương mà còn giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng loãng xương và hạn chế quá trình viêm, thoái hóa khớp, rất tốt cho người bị thoái hóa cột sống thắt lưng và cổ. Chính vì vậy, các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng thường xuyên khuyến cáo bệnh nhân nên sử dụng 2 – 3 ly sữa mỗi ngày để nâng cao sức khỏe cho xương và giúp cải thiện bệnh, giảm đau nhức.

    1. Ngũ cốc

    Ngũ cốc đều là những loại thực phẩm chứa nhiều khoáng chất và vitamin giúp làm tăng khả năng miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài. Bên cạnh đó, những dưỡng chất này còn giúp làm chậm quá trình oxy hóa, cản trở gốc tự do hình thành và gây hại đến xương cũng như giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa xương diễn ra chậm hơn. Do đó, việc sử dụng ngũ cốc thường xuyên chỉ mang lại tác dụng lợi ích chứ không hại. Một số loại ngũ cốc mang lại lợi ích cho sức khỏe bệnh nhân nên bổ sung hàng ngày như lúa mạch đen, lúa mì, gạo lứt,…

    1. NấmNấm chứa một lượng lớn thành phần dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và ngăn cản quá trình thoái hóa xương khớp. Không chỉ tốt cho xương khớp, loại thực phẩm này còn giúp cải thiện các bệnh lý liên quan đến tim mạch, tiểu đường, béo phì và ung thư. Người bệnh có thể sử dụng nấm chế biến chung với các loại thực phẩm khác như ớt chuông, cà rốt, bông cải xanh để giúp xương dẻo dai hơn và giảm thiểu đau nhức.
      1. Gia vị

      Thật khó có thể tin nhưng thông qua những nghiên cứu gần đây đã chứng minh gia vị có chứa các thành phần chống viêm khá hiệu quả, giúp hỗ trợ điều trị tình trạng đau nhức do xương khớp gây ra. Do đó, bệnh nhân có thể sử dụng gia vị trong chế biến món ăn hàng ngày như một vị thuốc chữa đau xương khớp. Một số gia vị thường dùng có tính kháng viêm như gừng, tiêu, ớt, hành, nghệ,…

      1. Trà xanh

      Trong trà xanh có chứa hợp chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa quá trình loãng xương và thoái hóa khớp. Chính vì vậy, trà xanh thường được các nhà dinh dưỡng khuyên dùng mỗi ngày. Tuy nhiên, việc sử dụng trà xanh nhiều quá ba chén mỗi ngày có thể dẫn đến tình trạng thở gấp, đau đầu hoặc một số triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa có thể xảy ra như khó tiêu, đau bụng. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên sử dụng với liều lượng vừa phải và không nên uống trà xanh trước hoặc sau bữa ăn 30 phút.

      1. Giá đỗNgười bệnh đau nhức xương khớp có thể trút khỏi gánh nặng này nếu thường xuyên ăn giá đỗ. Bởi trong giá đỗ có chứa hoạt chất Phyto-oestrogen – một loại hormone estrogen thực vật có thể giúp ngăn ngừa quá trình loãng xương diễn ra chậm hơn, hạn chế tình trạng đau nhức và gãy xương ở giai đoạn mãn kinh (giai đoạn xương khớp bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa và suy yếu).

        Trong khi các loại thực phẩm kháng viêm, chống oxy hóa có thể giúp làm giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, một số loại thực phẩm khác cũng có thể góp phần khiến quá trình viêm ngày càng nặng nề hơn. Chính vì vậy, bệnh nhân đau nhức xương khớp không nên ăn hoặc hạn chế lựa chọn những thực phẩm sau đây để giúp bệnh mau hồi phục.

        1. Thực phẩm chứa nhiều phospho

        Thông thường, hàm lượng phospho và canxi tồn tại trong cơ thể và được xem là ổn định khi chúng có tỷ lệ là 1:2. Tuy nhiên, nếu cơ thể chứa quá nhiều phospho và không có chỗ trống cho canxi tồn tại. Khi đó, thế ổn định giữa canxi và phospho sẽ bị mất cân bằng, canxi mất dần sẽ gây ra sự thiếu hụt canxi dẫn đến hiện tượng xương bị loãng và kéo theo muôn vàn bệnh xương khớp khác xảy ra, làm gia tăng mức độ viêm và đau. Do đó, người bệnh nếu muốn bệnh mau chóng khỏi và không còn tình cảnh đau nhức khó chịu do xương khớp gây ra, tốt nhất các bạn nên tránh xa các món ăn chứa nhiều phospho.

        Người bệnh nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm chứa khá nhiều phospho như: gan động vật, thức ăn nhanh, thịt chế biến sẵn, khoai tây chiên, xúc xích, lạp xưởng,…

        1. Thịt đỏ

        Thịt đỏ cũng được xem là khắc tinh của người bệnh đau nhức xương khớp, vì thịt đỏ chứa hàm lượng đạm và acid béo bão hòa cao. Chính những hoạt chất không có lợi này sẽ làm thúc đẩy sự tạo thành acid uric trong máu tăng cao và gây ra tình trạng viêm khớp nặng. Ngoài ra, thịt đỏ còn gây ảnh hưởng xấu đến các bệnh lý khác như tim mạch, đột quỵ, huyết áp,…

        1. Đường và thực phẩm chứa đường

        Người bệnh đau nhức xương khớp có thể khiến bệnh thêm nặng nếu không sớm loại bỏ đường và những thực phẩm chứa nhiều đường ra khỏi danh sách bữa ăn hàng ngày. Bởi đường sau khi vào cơ thể sẽ giải phóng cytokine – hoạt chất này có tác dụng gây viêm khớp. Do đó, đồ uống ngọt, soda, trà ngọt hay các loại nước ép trái cây chứa nhiều đường fructose nên được loại bỏ.

        1. Chất béo bão hòa

        Những thực phẩm giàu chất béo bão hòa như pizza, thức ăn nhanh,… không chỉ góp phần vào nguy cơ phát triển bệnh béo phì mà còn khiến tình trạng viêm khớp ngày càng trầm trọng. Cho nên, người bệnh nên hạn chế sử dụng đồ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa để giảm thiểu biểu hiện đau nhức xương khớp do bệnh gây ra.

        1. Carbonhydrate tinh chế

        Bánh mì, tinh bộ gạo, khoai tây chiên,… đều là những thực phẩm Carbohydrate tinh chế người bệnh nên hạn chế dùng mỗi ngày. Bởi chúng sản sinh khá nhiều glycation cao cấp (AGE) – đây là chất có thể kích thích tình trạng viêm khớp diễn ra trầm trọng hơn.

        * Bên cạnh đó, người bị bệnh về xương khớp nên có một chế độ luyện tập phù hợp.

        – Thói quen tập thể dục hàng ngày và duy trì các tư thế đúng sẽ giúp bạn tăng cường sức mạnh cho các cơ, hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh xương khớp.Nguyên tắc chính khi vận động đối với người bệnh cơ xương khớp là nên vận động ít nhưng thường xuyên (tránh vận động nặng, mang vác nặng gây quá tải khớp).

        – Tập đúng động tác, kết hợp thở sâu, nhịp nhàng, nâng dần mức độ tập luyện để tăng cường tính linh hoạt của các khớp cột sống, tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai của các khối cơ, dây chằng ở vùng lưng, giúp cho sự cân bằng cần thiết các tư thế cột sống, giảm dần cảm giác đau. Giai đoạn đầu có thể kết hợp dùng thuốc giảm đau, sau đó bỏ dùng thuốc, chỉ kết hợp tập luyện và xoa bóp.

        – Người bị các bệnh về cơ xương khớp cần tập luyện ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần và lý tưởng nhất là nên chia mỗi buổi tập ra thành từng đợt kéo dài từ 5-10 phút và không nên cố sức và chọn một số hình thức tập như đi bộ, bơi lội, yoga….

        Lê Lan

27242 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập