Hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá năm 2022. 

Năm 2022, WHO chọn thông điệp "Thuốc lá - mối đe dọa tới môi trường của chúng ta"  làm chủ đề Ngày thế giới không thuốc lá. Thông qua chu đề này, WHO kêu gọi các quốc gia thúc đẩy các hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của sử dụng thuốc lá tới môi trường, không hút thuốc lá để hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường sống và làm việc, xây dựng cuộc sống trong lành, an toàn cho bản thân và mọi người.

Ngày Thế giới không thuốc lá được chọn là ngày 31/5 hàng năm, đây là một trong số những ngày lễ khởi xướng bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng cư dân toàn cầu.

Năm 2022, WHO chọn thông điệp "Thuốc lá - mối đe dọa tới môi trường của chúng ta"  làm chủ đề Ngày thế giới không thuốc lá. Thông qua chu đề này, WHO kêu gọi các quốc gia thúc đẩy các hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của sử dụng thuốc lá tới môi trường, không hút thuốc lá để hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường sống và làm việc, xây dựng cuộc sống trong lành, an toàn cho bản thân và mọi người.

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO: “Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây ra hơn 8 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm, trong đó hơn 7 triệu người tử vong do sử dụng thuốc lá trực tiếp và khoảng 1,2 triệu người tử vong do hút thuốc lá thụ động. Hút thuốc lá cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh về đường hô hấp. Theo đánh giá của Hội đồng các chuyên gia y tế công cộng được WHO triệu tập cho thấy, những người hút thuốc có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe do COVID-19 cao hơn so với những người không hút thuốc”.

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, gây tổn thất về kinh tế, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường…(Ảnh minh họa: Nguồn Internet)

Bên cạnh tác hại về sức khỏe, sử dụng thuốc lá còn gây tổn thất về kinh tế đối với cá nhân, gia đình và toàn xã hội, các tổn thất này bao gồm chi tiêu cho thuốc lá, chi phí cho khám, điều trị bệnh liên quan đến hút thuốc, giảm suy hoặc mất khả năng lao động vì ốm đau, tử vong sớm. Theo ước tính của WHO, tổn thất kinh tế toàn cầu do thuốc lá gây ra mỗi năm là 1.400 tỷ đô la Mỹ".

Theo Tiến sĩ Douglas Bettcher, Giám đốc WHO phụ trách công tác phòng chống các bệnh không truyền nhiễm cũng cho biết: “Các bệnh không truyền nhiễm (bệnh tim mạch, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và bệnh tiểu đường) mỗi năm khiến khoảng 16 triệu người tử vong sớm (trước tuổi 70). Giảm sử dụng thuốc lá đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực toàn cầu để đạt được mục tiêu phát triển bền vững - giảm 1/3 số ca tử vong sớm do các bệnh không truyền nhiễm vào năm 2030”. (https://dangcongsan.vn/)

“Đặc biệt, sử dụng thuốc lá cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống. Theo WHO, hàng năm có khoảng 5% diện tích rừng bị phá để trồng cây thuốc lá và lấy gỗ để sấy thuốc lá. Ước tính, mỗi năm cần 18 tỷ cây xanh để làm củi sấy thuốc lá. Việc sử dụng thuốc lá thải ra môi trường mỗi năm khoảng từ 3.000 đến 6.000 tấn Formaldehyde, từ 12.000 đến 47.000 tấn nicotine và từ 300 đến 600 triệu Kg chất thải độc hại của các mẩu thuốc lá. Các tác động môi trường của việc sử dụng thuốc lá gây thêm áp lực không cần thiết đối với các nguồn tài nguyên vốn đã khan hiếm, đặc biệt đối với các nước đang phát triển” (theo WHO).

Tại Việt Nam, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá được Quốc hội thông qua Ngày 18 tháng 6 năm 2012 bao gồm 5 Chương và 35 Điều và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2013, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) đã thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về PCTHTL, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác PCTHTL trong giai đoạn hiện nay, góp phần hạn chế bệnh tật liên quan đến hút thuốc lá, nâng cao sức khỏe cộng đồng, thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Vì vậy cần đẩy mạnh thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Thực hiện Luật Phòng chống thuốc lá, trong thời gian qua, với sự hỗ trợ của Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế đã phối hợp với các Bộ ngành, tổ chức chính trị xã hội đẩy mạnh công tác phòng chống tác hại của thuốc lá. Hoạt động Phòng chống tác hại của thuốc lá đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Theo kết quả điều tra tại 34 tỉnh thành phố năm 2020 cho thấy so với năm 2015 tỷ lệ hút thuốc chung ở người trưởng thành giảm từ 22,5 xuống 21,7% (http://t5g.org.vn/).

Để đảm bảo hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá được triển khai sâu rộng, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố, bộ, ngành, đoàn thể cần tăng cường phối hợp liên ngành trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá:

- Các đơn vị liên quan cần tiếp tục phổ biến và chỉ đạo thực thi nghiêm các quy định của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá nhằm tăng cường thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng chống tác hại thuốc.

- Nội dung phòng, chống tác hại thuốc lá cần được đưa vào kế hoạch hoạt động hằng năm, đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ của các cơ quan, đơn vị.

- Đồng thời, việc thực thi quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc của các cơ quan, đơn vị cần được giám sát thường xuyên, lãnh đạo các đơn vị cần gương mẫu thực hiện, không hút thuốc lá nơi làm việc và các địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.

- Các đơn vị cần tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ đề của Ngày Thế giới không thuốc lá, lợi ích của việc bỏ thuốc lá, các biện pháp cai nghiện thuốc lá

- Song song với việc tuyên truyền tới các cơ quan, tổ chức và người dân về tác hại của thuốc lá điếu thì cũng cần kịp thời phổ biến thông tin về tác hại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha.

* Vì một cộng đồng không khói thuốc! Vì sức khỏe của mỗi người. Vì tương lai con em chúng ta:

- Đừng hút thuốc lá trong nhà, phòng làm việc;

- Đừng hút thuốc lá nơi công cộng;

- Đừng hút thuốc lá trước mặt trẻ em;

- Hãy giảm hút thuốc lá;

- Hãy cai nghiện thuốc lá;

- Hãy kiên quyết nói không với thuốc lá khi chưa từng hút;

- Hãy để môi trường xung quanh không khói thuốc lá.

* Nhóm thông điệp kêu gọi hành động:

1. Không hút thuốc lá trong nhà khi có trẻ em phụ nữ mang thai người bệnh người cao tuổi.

2. Cán bộ công chức viên chức người lao động không hút thuốc tại nơi làm việc.

3. Không hút thuốc vì sức khỏe của bạn và những người thân yêu.

4. Bỏ thuốc lá để giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong do ung thư phổi.

5. Bỏ thuốc lá để giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

6. Hãy nhắc người hút thuốc không hút gần mình và những người xung quanh.

* Nhóm thông điệp về quy định của luật phòng, chống tác hại thuốc lá:

1. Cấm hút thuốc lá tại cơ sở y tế trường học nơi làm việc và trên phương tiện giao thông công cộng. (Luật phòng, chống tác hại thuốc lá)

2. Cấm hút thuốc lá tại khu vực trong nhà của nhà hàng quán cà phê. (Luật phòng, chống tác hại thuốc lá)

3. Cấm hút thuốc lá tại khu vực trong nhà của bến tàu bến xe. (Luật phòng, chống tác hại thuốc lá)

4. Mọi người có quyền được sống làm việc trong môi trường không khói thuốc lá. (Luật phòng, chống tác hại thuốc lá)

Lan Hương (tổng hợp)

 

705 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập