Đột quỵ và cách phòng tránh. 

Đột quỵ là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, có tỷ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ có 10% sống sót là có bình phục hoàn toàn. Đáng lo ngại, đột quỵ đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, gia tăng mạnh từ 40 – 45 tuổi hay thậm chí xuất hiện cả ở tuổi 20.

Thời tiết lạnh các bệnh lý tim mạch thường diễn biến phức tạp và làm tăng các nguy cơ đột quỵ. Đột quỵ là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, có tỷ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ có 10% sống sót là có bình phục hoàn toàn. Đáng lo ngại, đột quỵ đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, gia tăng mạnh từ 40 – 45 tuổi hay thậm chí xuất hiện cả ở tuổi 20. Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc có một mạch máu trong não bị vỡ. Khi đó, lượng oxy và dinh dưỡng nuôi các tế bào não bị giảm đáng kể. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết dần và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

1.Các loại đột quỵ chính:

1.1Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Gây ra bởi tắc nghẽn động mạch, chiếm khoảng 85% trường hợp đột quỵ. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng tránh hiệu quả nếu thực hiện tốt các biện pháp dự phòng.

- Đột quỵ do huyết khối: Tắc nghẽn do hình thành các cục máu đông hoặc do mảng bám tích tụ trong động mạch ở cổ hoặc não;

- Đột quỵ do tắc mạch: Các cục máu đông hình thành ở đâu đó trong cơ thể, thường gặp nhất là tim. Sau đó, di chuyển đến não gây tắc nghẽn.

1.2. Đột quỵ do xuất huyết: Loại đột quỵ này gây ra bởi vết nứt trên bề mặt não hoặc động mạch não gây xuất huyết mà nguyên nhân có thể là do phình mạch, hệ thống mạch máu não bị dị dạng. Đột quỵ do xuất huyết chiếm khoảng 15% số ca đột quỵ.

1.3.Thiếu máu não thoáng qua (TIA): thường gọi là đột quỵ nhỏ bởi là những giai đoạn ngắn có triệu chứng của đột quỵ, kéo dài khoảng vài phút.

2.Dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ sớm nhất:

- Mặt có biểu hiện không cân xứng, miệng méo, nhân trung lệch;

- Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ. Biểu hiện này thường biểu hiện không rõ rệt nên rất khó nhận biết;

- Tê mỏi chân tay, cử động khó, tê liệt một bên cơ thể;

- Rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, gặp khó khăn trong việc suy nghĩ từ để nói, không diễn đạt được, có cảm giác mơ hồ;

- Khó phát âm, nói ngọng bất thường, môi lưỡi tê cứng;

- Đau đầu dữ dội, cơn đau đến nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn.

3.Thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ:

- Thời gian vàng được hiểu là thời gian tốt nhất để cấp cứu điều trị bệnh nhân đột quỵ, có tỷ lệ phục hồi cao và biến chứng thấp nhất;

-Từ 4 đến 5 giờ đối với nhồi máu não dùng thuốc tan máu đông;

-Trong vòng 6 giờ đối với nhồi máu não can thiệp lấy huyết khối;

-Tùy theo tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các can thiệp y học cần thiết để cứu sống bệnh nhân và hạn chế tàn tật sau hồi phục;

- Bệnh nhân đột quỵ cần được thăm khám, chẩn đoán và điều trị nhanh nhất, tránh lỡ thời gian vàng khiến tổn thương não nặng, hiệu quả can thiệp kém dẫn đến tai biến sau can thiệp cao.

4.Sơ cứu tại nhà cho người có dấu hiệu đột quỵ:

- Không để người bệnh ngã và gọi xe cấp cứu ngay lập tức;

- Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn để bảo vệ đường thở và an toàn cho người bệnh;

-Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu, phản ứng của bệnh nhân như suy giảm ý thức, nôn mửa…;

- Tuyệt đối không tự ý bấm huyệt, đánh gió, châm cứu;

- Không cho bệnh nhân ăn uống vì có thể gây hít sặc chất nôn vào đường hô hấp, tắc đường thở, rất nguy hiểm;

-Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.

5.Cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả:

- Giữ ấm cho người bệnh có bệnh lý tim mạch;

- Hoạt động thể lực vừa sức;

- Kiểm soát và điều trị các bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi như tiểu đường, tim mạch, mỡ máu, cao huyết áp…;

- Chế độ ăn uống lành mạnh: ăn uống khoa học có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát. Vì vậy, bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với các loại thực phẩm có lợi, bạn cũng nên tránh những món ăn có thể khiến cho tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

- Các loại thực phẩm giúp phòng tránh đột quỵ:

+Thực phẩm giàu Omega-3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu.

+ Đậu lăng, rau có màu sẫm, măng tây, bông cải, các loại hạt, củ cải… giàu folate.

+Thực phẩm giúp giảm Cholesterol xấu như yến mạch, đậu nành, hạnh nhân.

+ Thực phẩm giàu magie như ngũ cốc, chuối, quả bơ, các loại đậu, rong biển, mâm xôi…

+ Uống nhiều nước lọc, nước trái cây.

- Một số thực phẩm cần tránh:

-Thức ăn đóng hộp và chế biến sẵn.

- Không ăn hoặc chế biến các món ăn quá mặn như cà muối, dưa muối… vì nạp vào cơ thể nhiều muối dễ khiến huyết áp tăng cao.

- Hạn chế ăn thịt, sữa và các sản phẩm từ thịt và sữa vì đây là nhóm thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa, không có lợi cho sức khỏe tim mạch.

- Không ăn quá nhiều trứng, thực phẩm chứa nhiều cholesterol như: bơ thực vật, tôm, khoai tây chiên, gan động vật, phô mai…

- Hạn chế hoặc bỏ bia rượu, thuốc lá để ngăn chặn quá trình xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ tái phát đột quỵ.

Phạm Thị Định (K.Khám bệnh)

2361 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập