Cứu sống bệnh nhân bị uốn ván giai đoạn toàn phát. 

Đơn nguyên Covid 1 - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình đã cứu sống bệnh nhân bị uốn ván giai đoạn toàn phát sau 21 ngày điều trị.

Ngày 26/3/2022, đơn nguyên Covid I - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình đã tiếp nhận bệnh nhân Lê Thị N, sinh năm 1961. Địa chỉ : Gia Hòa, Gia Viễn, Ninh Bình.

- BN có tiền sử tiêm phòng covid 19 được 3 mũi, không rõ bị thương ở vị trí nào. Ở nhà xuất hiện cứng hàm sau không há được miệng, khó nuốt, sốt=> BV Ninh Bình: bệnh nhân trong tình trạng: khó thở, co giật toàn thân, có cơn tím tái ngừng thở do co thắt thanh quản, suy hô hấp, SpO2:89% ( Thở oxy mask 10 l/p), Chụp XQ ngực thằng: dày tổ chức kẽ, viêm thùy dưới phổi trái, xét nghiệm SARS - CoV - 2 (+).

- BN được chẩn đoán: Uốn ván toàn thể / Covid 19.

Sau 21 ngày điều trị bệnh nhân N được ra viện

- Xử trí: Mở khí quản cấp cứu, thở máy, kháng độc tố uốn ván, kháng virus, kháng sinh, giãn cơ, điều chỉnh bệnh nền. Sau 21 ngày điều trị bệnh nhân đã rút mở khí quản ra viện về nhà cách ly theo dõi tại nhà.

Dưới đây là một số điều cần biết về bệnh uốn ván:

1. Bệnh uốn ván là gì ?

- Uốn ván là một bệnh truyền nhiễm cấp  gây nên bởi trực khuẩn clotridium tetani và ngoại độc tố hướng thần kinh của nó.

- Là trực khuẩn kỵ khí Gram (+), sinh nha bào ( nha bào đề kháng mạnh với nhiệt độ và chất sát khuẩn).

- Nguồn bệnh:  chủ yếu là đất, phân người và gia súc chứa nha bào uốn ván. Vết thương của người bị uốn ván.

2.Bệnh lây qua đường nào ?

- Bệnh lây qua vết thương của da và niêm mạc bị nhiễm nhà bào uốn ván.

- Vết thương có thể nhỏ, kín đáo: như xỉa răng, gai đâm…. Hoặc vết thương rộng, to. Hoặc sau các can thiệp với các dụng cụ bị nhiễm nha bào uốn ván.

- Những vết thương kín, thiếu máu, hoại tử nhiều.. tạo điều kiện cho nha bào uốn ván gây bệnh và phát triển.

3.Khi nào cơ thể bị bệnh uốn ván ?

Bệnh uốn ván phát sinh được phải đủ các điều kiện như:

- Cơ thể người bệnh không được tiêm vaccin phòng bệnh uốn ván, hoặc tiêm nhưng không có miễn dịch.

- Có vết thương ở da và niêm mạc bị nhiễm nha bào uốn ván.

- Có tình trạng thiêu oxy nặng nề ở vết thương.

4. Cơ chế gây bệnh uốn ván là gì ?

- Bệnh không do chính mầm bệnh gây nên mà do độc tố hướng thần kinh của nó gây nên.

- Độc tố từ vết thương lên thần kinh trung ương bằng 2 con đường: thần kinh hướng tâm, và đường máu.

- Độc tố vào các tế bào thần kinh ở các trung tâm vận động, tổ chức lưới, cầu não, hành não, tủy sống, ngăn cản giải phóng các chất trung gian hóa học có tác dụng ức chế sự hoạt động của  neuron vận động gây nên các cơn co giật cứng khi kích thích.

- Độc tố gây mất đi sự ức chế các neuron giao cảm tiền hạch, làm tăng catecholamin trong máu sinh ra triệu chứng cường giao cảm.

5. Bị uốn ván sẽ biểu hiện gì ?

Thể bệnh uốn ván cấp tính, toàn thân, mức độ nặng là thể bệnh thường gặp, điển hình.

- Ủ bệnh trung bình 7 ngày sau khi bị nhiễm.

- Khởi phát:

+ Cứng hàm là triệu chứng đầu tiên bao giờ cũng có, từ khó há miệng, sau cứng liên tục, không há miệng ra được.

+ Dấu hiệu khác: Lo âu, mất ngủ, đau toàn thân, đau cơ nhẹ, cứng gáy…

+ Khởi phát kéo dài 1-3 ngày. Thể nặng chỉ sau vài giờ.

- Toàn phát: được tính khi bắt đầu có cơn giật cứng toàn thân.

+ Co cứng toàn thân: cứng các cơ ở mặt, cứng cơ ở cổ, cơ gáy, cơ cứng cơ ở lưng gây ưỡn cong lưng lên, cơ cứng cơ bụng, cơ tứ chi, cơ họng và thanh quản gây khó thở, khó nuốt.

+ Các cơn giật cứng toàn thân: trên nền co cứng cơ xuất hiện các cơn giật cứng toàn thân, cơn giật rất mạnh gây đau đớn và sợ hãi cho bệnh nhân. Trong cơn giật bệnh nhân có thể tím tái suy hô hấp, vã mồ hôi, người uốn cong lên sang  một bên…có thể co thắt họng, cứng cơ hoành và thanh quản gây ngạt và tử vong đột ngột.

+ Triệu chứng khác: biểu hiện do rối loạn thần kinh thực vật: sốt, loạn nhịp tim, rối loạn huyết động, tăng tiết đờm rãi.

+ Tình trạng mất nước, điện giải, nhiễm toan, suy hô hấp…

6.Bị uốn ván có biến chứng gì?

- Tim mạch:huyết khối, tắc mạch, suy tim, ngừng tim..

- Hô hấp: ngừng thở, viêm phế quản, viêm phổi…

- Suy thận

- Tiêu hóa: xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột…

- Cơ xương: rách đứt các cơ, gãy xương, sai khớp..

- Thần kinh: liệt thần kinh, Rối loạn tâm thần…

7. Điều trị gì khi bị bệnh uốn ván ?

- Chống co cứng và giật cứng

          - Xử trí vết thương

- Trung hòa độc tố uốn ván

- Chống suy hô hấp

- Điều trị khác: cân bằng nước điện giải, chống rối loạn thần kinh thực vật..

8.Tiên lượng khi bị bệnh uốn ván ?

- Ở các nước nghèo tỷ lệ tử vong khoảng 30-40 %.

- Tiên lượng phụ thuộc vào: hoàn cảnh sảy ra uốn ván và biểu hiện mức độ trên lâm sàng.

9. Dự phòng uốn ván như thế nào ?

- Tiêm vaccin.

- Phòng bệnh sau khi bị thương.

 BS. Lê Văn Chế _ Đơn nguyên hồi sức Covid I _BVĐK Tỉnh Ninh Bình

 

1619 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập