Chớ xem thường những vết thương nhỏ 

Trong một trường hợp, bệnh viện tiếp nhận cấp cứu một thanh niên khoảng 18 tuổi trong tình trạng sốt cao, đau nhức dữ dội, chỉ cần chạm nhẹ vào đầu ngón tay anh ta đã đau “nhói”. Nguyên nhân, khi đi đánh bắt cá ngoài khơi lần đầu, bị một con đá đâm vào đầu ngón tay. Do ở ngoài khơi, thiếu phương tiện chăm sóc, tay anh ta đã sưng phù, tụ mủ, sốt. Theo thói quen, hay do mách bảo, anh ta lấy tăm xỉa răng chọc chỗ sưng để lấy mủ. Nhưng không ngờ vết thương ngày càng lan rộng. 10 ngày sau, khi vào đất liền, anh đến ngay bệnh viện để cấp cứu. Bệnh viện tiến hành mổ 2 lần để cứu sống ngón tay cho người thanh niên trẻ. Kết quả chỉ cứu được một đốt giữa và đót gần bàn tay nhất, còn đốt xa phải cắt đi vì đã hoại tử đen.

Trong cuộc sống con người ai cũng trải qua một lần bị trầy tay, trầy chân hay những vết thương do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt và tai nạn lao động gây tổn thương bề mặt da. Nhưng chính vì cảm giác “nhẹ” – “trầy da chút xíu” nếu chăm sóc không đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Xử trí vết thương trầy da, chảy máu nhẹ (như đứt tay, té trầy…)

-          Rửa sạch vết thương bằng nước sạch (nước đun sôi để nguội càng tốt), có thể rửa dưới vòi nước áp lực càng tốt. Việc rửa này khiến đẩy các chất bẩn ra ngoài, pha loãng vi khuẩn. Nếu có nhiều bùn đất, cát, dùng oxy già để rửa vết thương đẩy bùn đát ra ngoài.

-          Lau sạch, rửa lại bằng nước xà phòng.

-          Lau khô băng vết thương bằng gạc sạch.

Sơ cứu vết thương tét thịt sâu, dài, chảy nhiều máu.

-          Cần mấu bằng cách đè ép lên vêt thương 3 phút băng một miếng gạc hay vải sạch. Cơ chế tự cầm máu của cơ thể sẽ hoạt động. Tuyệt đối không được đắp bất cứ vật gi lạ lên vết thương (mạng nhện, thuốc là, các loại lá cây.. việc đắp lên sẽ làm bẩn thêm vết thương, đưa thêm vi trùng vào cơ thể .

-          Sau 3 phút, rửa thật sạch với thương dưới vòi nước sạch hoặc đun sôi để nguội.

-          Lau sạch, băng lại.

-          Đến cơ sở y tế để được xử trí tiếp theo và dùng kháng sinh.

-          Lưu ý:

o    Nếu sau rửa còn thấy mảnh kính hoặc dị vậy dính vào vết thương, đừng cố lấy ra bởi vì những dị vật này có tác dụng cầm máu, nếu lấy ra sẽ  gây chảy máu nhiều hơn.

o    Nếu còn chảy nhiều máu nâng cao vết thương cao hơn ngực, ấn chạt vào vết thương

o    Không được bôi cồn 90o, iod (Betadine, Povidine) trực tiếp vào vết thương hở vì sẽ làm tổn thương mô.

o    Oxy già có tác dụng phá hủy tế bào, sủi bọt đẩy các hạt bụi , cát bẩn ở sâu sủi lên và ra ngoài, ngoài ra có tác dụng cầm máu.

Dinh dưỡng khi có vết thương

Không cần thiết phải kiêng ăn như tôm, cua, gà, rau muống, nước cam… vì sẹo lồi thường do cơ địa và do chăm sóc vết thương không đúng. Chỉ kiêng những thức ăn bị dị ứng. Nếu quá kiêng ăn, dẫn đến thiếu dinh dưỡng làm chậm lành vết thương. Cam có Vitamine C giúp ít cho lành nhanh vết thương, vậy có thể dùng cam, không nên lo sợ cam làm chảy nước vàng.

(theo t4ghcm.org.vn)

2209 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập