Cách xử lý khi bị ngộ độc 

Với những xử trí nhanh nhẹn, kịp thời cho người thân khi bị ngộ độc do thực phẩm, uống thuốc… bạn sẽ hạn chế được tình trạng nguy hiểm của họ.

Dấu hiệu chung: gồm đau bụng quằn quại, tiêu chảy, đau đầu, choáng váng, buồn nôn, sốt nóng, đau rát họng, khó thở, da tím tái, vã mồ hôi, co giật, thậm chí trụy mạch, tổn thương não gây tử vong. Tùy theo loại ngộ độc có thể xuất hiện ngay sau khi ăn uống hoặc một-hai ngày sau mới có biểu hiện.

Ngoáy tay vào họng để gây nôn, khi bị bị ngộ độc thực phẩm là rất cần thiết  (ảnh internet)

Ngộ độc thực phẩm
Xử lý: gây nôn ngay cho người bị ngộ độc càng nhiều càng tốt để đẩy hết thực phẩm độc ra ngoài. Có thể gây nôn bằng cách uống đầy nước rồi ngoáy tay sạch vào họng hoặc uống một ly nước muối pha loãng, dùng tay đặt vào lưỡi để người bệnh nôn ra.
Khi đã hết nôn, pha bốn muỗng cà phê đường và 1/2 muỗng cà phê muối vào một lít nước cho người bệnh uống để không bị mất nước. Đừng vội cho nạn nhân ăn trở lại, mà nên ngưng trong vài giờ cho cơ thể ổn định.
Hóa chất gia dụng (xà phòng, nước lau nhà, thuốc trừ sâu… thường gặp nhất ở trẻ em).
Xử lý: một số trường hợp tuyệt đối không được gây nôn, bởi hóa chất gia dụng có tính axit và kiềm hóa cao, dễ gây bào mòn niêm mạc họng, mũi. Nếu bé có triệu chứng đau họng thì cho bé uống nước rồi sau đó đưa đến bệnh viện gần nhất.
Ngộ độc rượu
Xử lý: đưa người bị ngộ độc vào chỗ kín gió, đắp mền mỏng để giữ nhiệt. Tuyệt đối không lau mặt hoặc tắm bằng nước lạnh khiến cho người bị ngộ độc mất thân nhiệt, nguy hiểm đến tính mạng. Nên đặt người bị ngộ độc ngồi trên ghế, nếu mệt hơn có thể cho nằm, nhưng nên để đầu nghiêng sang một bên nhằm ngăn ngừa việc họ nuốt lại chất nôn vào phổi gây viêm phổi và tử vong. Nếu nạn nhân còn tỉnh táo, bạn nên giúp gây nôn để họ thải bớt rượu ra ngoài, nếu nặng hơn thì nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời.
Ngộ độc thuốc
Thường gặp là ngộ độc paracetamol hoặc nhầm thuốc, hoặc uống quá liều.
Xử lý: không được tự xử lý ở nhà mà khẩn cấp đưa đến bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ điều trị kịp thời.

(theo phunuonline.com.vn)

2641 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập