Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 

Bệnh phổi tắc nghẽ mạn tính (COPD) là bệnh phổ biến dự phòng và điều trị được, đặc trưng bởi triệu chứng hô hấp trường diễn và giới hạn dòng khí do đường dẫn khí và/hoặc bất thường ở phế nang thường do bởi tiếp xúc với hạt và khí độc hại…

Bệnh phổi tắc nghẽ mạn tính (COPD) là bệnh phổ biến dự phòng và điều trị được, đặc trưng bởi triệu chứng hô hấp trường diễn và giới hạn dòng khí do đường dẫn khí và/hoặc bất thường ở phế nang thường do bởi tiếp xúc với hạt và khí độc hại…

- Hút thuốc lá: Là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất, liên hệ rất chặt chẽ với (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) BPTNMT, điều này xảy ra có lẽ là do những yếu tố di truyền. Không phải tất cả người hút thuốc lá đều bị BPTNMT, khoảng 15-20% người hút thuốc lá bị BPTNMT, 85-90% bệnh nhân bị BPTNMT là do thuốc lá.

Tiếp xúc thụ động với thuốc lá cũng có thể góp phần gây nên BPTNMT. Hút thuốc lá trong thời kỳ mang thai cũng là một yếu tố nguy cơ cho bào thai, do ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển phổi trong tử cung.

Trẻ em trong gia đình có người hút thuốc bị các bệnh đường hô hấp và tỷ lệ cao hơn trẻ em trong gia đình không có người hút thuốc.

Bệnh thường gặp ở người trung niên hoặc người già với các biểu hiện bệnh:

Ho kéo dài và ngày càng nhiều đờm, đờm nhày là những biểu hiện phổ biến xảy ra nhiều năm trước khi gây giảm dòng khí thở. Tuy nhiên không phải trường hợp ho đờm nào cũng dẫn đến COPD và ngược lại. Khó thở đặc biệt là khi gắng sức, thở có tiếng khò khè cảm giác bó chẹt ngực.

Sự nặng lên của các triệu chứng phụ thuộc vào mức độ tổn thương phổi, phổi bị phá hủy nhanh hơn nếu tiếp tục hút thuốc. Trong những đợt nặng lên của bệnh người bệnh thường có những biểu hiện: khó thở nhiều hơn, nói đứt quãng, tím nhiều môi và đầu chi, giảm sự tỉnh táo, tim đập nhanh, điều trị ở nhà không kết quả.

* Để nhận biết COPD?

Ảnh minh họa (Nguồn:Internet)

COPD thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Muốn chẩn đoán chính xác bệnh nhất thiết người bệnh nên đến bác sĩ. Tại đây bệnh nhân thổi qua Hô hấp kế. Máy này sẽ cho biết bệnh nhân có bị COPD không. Người mắc COPD sau khi đã chẩn đoán bệnh các được bác sĩ sẽ có cách điều trị phù hợp.  

Người mắc bệnh COPD thường ho, khạc đờm vào buổi sáng, khó thở khi gắng sức. Đặc biệt, ho và khạc đờm dai dẳng thường xuất hiện nhiều năm trước tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí. Mức độ khó thở nhẹ ( khó thở khi gắng sức). Trung bình ( khó thở liên tục kèm theo ho có đờm). Nặng (ho nhiều, khó thở dũ dội, tăng tiết chất nhầy nhiều). Tuy nhiên không phải tất cả mọi người ho và khạc đờm sẽ phát triển thành COPD. Tâm trạng luôn lo lắng, mệt mỏi. Nó làm giảm các hoạt động và suy giảm các cơ quan chức năng. Bệnh COPD ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, suy hô hấp và tử vong trong một đợt kịch phát của COPD.

Mỗi đợt cấp xuất hiện, chức năng hô hấp của bệnh nhân thường xấu đi nhanh, nguy cơ tử vong cao. Sau khi điều trị khỏi đợt cấp, người bệnh thường không thể trở lại trạng thái như trước nữa. Vì vậy, các bác sĩ khuyên nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao và có các triệu chứng ban đầu là ho, khạc đờm kéo dài, khó thở thì nên đi khám.

Hiện nay chưa thể chữa khỏi hoàn toàn COPD nhưng có thể làm giảm triệu chứng, làm chậm quá trình tổn thương ở phổi, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ người bệnh sẽ khắc phục được những biểu hiện của bệnh.

Tuy nhiên, người bệnh cần bỏ thuốc lá, giữ không khí trong nhà sách sẽ, thoáng mát. Đồng thời tập luyện, giữ gìn thân thể khỏe mạnh.

                                                                                Phạm Thị Định (K.Khám bệnh)

                

    

 

2089 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập