Bệnh Đậu mùa khỉ . 

Theo định nghĩa của WHO, đậu mùa khỉ là một bệnh do virus đậu mùa khỉ gây ra; bệnh thông thường không được coi là có tính truyền nhiễm cao. Đây là bệnh lây nhiễm từ động vật, có nghĩa là bệnh có thể lây lan từ động vật sang người. Bệnh cũng có thể lây truyền giữa người với người.

Theo định nghĩa của WHO, đậu mùa khỉ là một bệnh do virus đậu mùa khỉ gây ra; bệnh thông thường không được coi là có tính truyền nhiễm cao. Đây là bệnh lây nhiễm từ động vật, có nghĩa là bệnh có thể lây lan từ động vật sang người. Bệnh cũng có thể lây truyền giữa người với người.Virus cũng có thể lây từ người đang mang thai sang thai nhi qua nhau thai.

Bệnh đậu mùa khỉ là nhóm virus tương đối đồng nhóm với đậu mùa ở người. Thời gian ủ bệnh từ 5 - 21 ngày, thông thường từ 6 - 13 ngày.

Bệnh đậu mùa khỉ có hai chủng, một chủng là nguồn gốc từ Congo, tỉ lệ tử vong là 10%. Còn chủng khác lưu hành ở Tây Phi, tỉ lệ tử vong chỉ có 1%. Hiện tại chủng đang lưu hành ở Anh và châu Âu là chủng ở Tây Phi.

Người mắc đậu mùa khỉ thường có các triệu chứng như: sốt, nhức đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, năng lượng thấp, sưng hạch bạch huyết và phát ban hoặc tổn thương trên da. Phát ban thường bắt đầu trong vòng 1-3 ngày sau khi bắt đầu sốt.

Tổn thương có thể phẳng hoặc hơi gồ lên, chứa đầy dịch trong hoặc hơi vàng, sau đó có thể đóng vảy, khô dần và rụng. Ban có xu hướng tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Chúng cũng có thể xuất hiện trên miệng, bộ phận sinh dục và mắt. Đáng lưu ý, WHO cho biết, các triệu chứng của bệnh thường kéo dài từ 2-4 tuần và tự biến mất mà không cần điều trị.

Hình ảnh bệnh nhân bị bệnh đậu mùa khỉ (Ảnh minh họa, Nguồn Internet)

WHO cũng cho biết, một số loại vaccine phòng ngừa bệnh đậu mùa hiện nay vẫn có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh đậu mùa khỉ. Cùng với đó, một loại vaccine mới hơn được phát triển cho bệnh đậu mùa (MVA-BN, còn được gọi là Imvamune, Imvanex hoặc Jynneos) đã được phê duyệt vào năm 2019 để sử dụng trong việc ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ nhưng chưa được phổ biến rộng rãi. WHO đang làm việc với nhà sản xuất để cải thiện khả năng tiếp cận. Những người đã được tiêm vaccine ngừa bệnh đậu mùa trước đây vẫn còn tác dụng bảo vệ khỏi bệnh đậu mùa khỉ.

Đến nay có 20 quốc gia đã ghi nhận hơn 400 trường hợp mắc bệnh, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc nào.

Tuy nhiên, theo GS-TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế): qua giám sát, Việt Nam hiện chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ nhưng ngay khi có thông tin về bệnh (từ Tổ chức Y tế thế giới - WHO) ngành y tế đã chỉ đạo các đơn vị giám sát chặt chẽ và triển khai các giải pháp ứng phó từ sớm căn bệnh này để ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập.

Bộ Y tế đã có nhiều văn bản hướng dẫn chuyên môn, các biện pháp phòng tránh, triệu chứng lâm sàng của bệnh đậu mùa khỉ. Ngày 31-5, Bộ Y tế đã công bố bộ tài liệu hỏi đáp về bệnh đậu mùa khỉ do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) giải đáp. Bộ Y tế tiếp tục đề nghị Sở Y tế các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện trường hợp nghi ngờ ngay tại cửa khẩu, nhất là các trường hợp đi về từ các quốc gia đang lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ như: Benin, Cameroon, CH Trung Phi, CHDC Congo, Gabon, Ghana, Bờ Biển Ngà, Liberia, Nigeria, CH Congo, Sierra Leone và Nam Sudan. Khi phát hiện, báo cáo ngay sở y tế để phối hợp với các viện vệ sinh dịch tễ, viện Pasteur để chẩn đoán xác định ca bệnh.

Đối với các cơ sở khám, chữa bệnh, cần sàng lọc và phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Khi phát hiện trường hợp nghi ngờ, báo ngay về HCDC để xử lý kịp thời. Trường hợp bệnh nhân nghi nhiễm bệnh đậu mùa khỉ cần được phát hiện sớm kịp thời cách ly; nếu người đi từ vùng dịch tễ về, khi liên hệ bệnh viện qua đường dây nóng thì sẽ được cách ly và điều trị sớm cho người bệnh. Trong trường hợp phát hiện ở giai đoạn muộn cũng nên đến bệnh viện để truy vết, cách ly, điều trị phòng ngừa, hỗ trợ và theo dõi người tiếp xúc gần. Phòng bệnh rất quan trọng với cộng đồng.

Để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm, WHO khuyến cáo cần hạn chế tiếp xúc với những người đã nghi ngờ hoặc xác nhận mắc bệnh.

Người mắc đậu mùa khỉ nên đeo khẩu trang và người tiếp xúc gần cũng cần đeo khẩu trang, sử dụng găng tay nếu phải tiếp xúc trực tiếp với tổn thương của người bệnh. Đồng thời, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc chất tẩy rửa tay có chứa cồn, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.

P.CTXH tổng hợp (theo T5g.org.vn)

820 Go top

Tin nổi bật

Trưởng Ban Biên Tập: BS.CKII.Chu Thị Giang - Giám đốc bệnh viện
Ghi rõ nguồn www.benhvienninhbinh.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Fax: 02293.871.030 Website: benhvienninhbinh.vn
Đăng nhập